Tôi tiếp tục, “với tư cách một CEO của một công ty truyền thông xã hội
và một cử tri, tôi thực sự muốn anh minh bạch và bình đẳng với tôi. Nếu
anh không đáp lại, tôi sẽ nghĩ anh không phải là thượng nghị sỹ.”
Im lặng hơn.
Sau đó, tôi nhận được một tin nhắn chân thành đầu tiên của cuộc hội
thoại. “Tôi là Dan, trợ lý của thượng nghị sỹ. Xin lỗi về việc vừa rồi.
Thượng nghị sỹ thực sự không tham gia Facebook, vì thế chúng tôi sử dụng
tài khoản này thay mặt cho ông ấy.”
Trong tình huống như vậy, tôi không nên hỏi liệu mình có thực sự đang
nói chuyện với ngài nghị sỹ không. Tôi không chắc chắn vị nghị sỹ này đã
gây quỹ được số tiền là bao nhiêu qua những hoạt động như tôi vừa trải
qua. Mỗi một chiến dịch thu hút mọi người dưới những đòi hỏi và lý do
thiếu thành thật như vậy, họ sẽ có thể phá hỏng cuộc bầu cử và làm lu mờ
danh tiếng của vị chính trị gia này mãi mãi. Liệu rủi ro đó có đáng hay
không khi chỉ để thu được một vài đô-la từ mọi người trên Facebook?
Bên cạnh đó, một nhân viên của Likeable Media còn có một trải nghiệm
tồi tệ với một hãng hàng không lớn. Sau một chuyến bay đầy những lời
phàn nàn, cuối cùng cô cũng đến được nơi cần đến. Là một người sử dụng
mạng xã hội lâu năm, cô đăng lên trang của hãng hàng không bằng tài
khoản cá nhân của mình và chê trách về những gì mà cô vừa trải qua.
Không lâu sau, cô nhận được không chỉ một mà là hai tin nhắn riêng từ
những người sử dụng nói về việc họ yêu mến hãng hàng không này như thế
nào. Một khách hàng đi quá xa khi nói, “Làm sao mà chị dám đăng một
bình luận khủng khiếp như vậy lên trang này? Có gì không ổn với chị à?”
Cô nhấp chuột vào hồ sơ của người gửi, thấy rằng người sử dụng này là
nhân viên của hãng hàng không nọ! Thực tế, tin nhắn riêng còn lại cũng là
từ một nhân viên khác của hãng. Mặc dù những hành động trên hiển nhiên
là không chính thức được hãng hàng không phê chuẩn và đồng ý, chúng
vẫn phản ánh một hình ảnh nghèo nàn về công ty, và sự thiếu sót trong