LINH PHI KINH - Trang 222

Huynh ấy chẳng những mê mệt sưu tầm nhạc khí thời cổ, mà còn say mê
tom góp nhạc phổ của thời đại xa xưa, cứ mỗi khi phát hiện cổ phổ, huynh
đều thẳng tay chi tiền mua về, chẳng lâu chi cho lắm, đã tích tụ, chứa đầy
ắp hai cái giá sách khổng lồ là những cổ phổ. Huynh biết thiếp cũng là
đồng đạo, cho nên mỗi khi tìm được một quyển cổ phổ, thể nào cũng sao
tặng thiếp một bản. Những cổ phổ đó, trong có chữ Khiết Đan, chữ Nữ
Chân, chữ Tây Hạ, chữ Mông Cổ, lại còn có chữ của xứ Bát Tư Ba, mấy
nhạc phổ đó đều không làm khó được bọn thiếp. Duy chỉ có một bản phổ
thư, xưa đến nỗi giấy vàng ố, chỉ còn có mỗi một nửa, hai người bọn thiếp
làm cách gì cũng không đọc ra cho được. Thập thất ca đem hỏi không biết
bao nhiêu là nhạc sư giỏi, không một ai nhận biết cách tấu. Nhưng trang
đầu của bản phổ đó có vẽ hình dạng một cây đàn tỳ bà, cho thấy quyển sách
đó đích thực là một nhạc phổ xưa của xứ Quy Tư, do đó, thập thất ca nghi
rằng giữa nó cùng người xứ Quy Tư ắt có liên quan. Thời nhà Đường toàn
thịnh, âm nhạc Quy Tư tràn ngập Trung Thổ, nhưng khi nước đó diệt vong,
Quy Tư ngữ cũng sớm thất truyền, bản nhạc phổ này khi phổ biến khắp nơi
lại là bản Hán tự, thập thất ca nghiên cứu bao năm ròng mà chẳng thu
hoạch được gì, mãi đến năm rồi, mới có một chuyển biến."

Lạc Chi Dương vội hỏi: "Tìm được người am hiểu khúc phổ đó à?" Chu

Vi lắc đầu: "Không có đâu, nhưng 'hoàng thiên bất phụ khổ tâm nhân' (Trời
xanh không phụ người có quyết tâm), thập thất ca tìm ra được một quyển
sách. Quyển sách đó nguyên được giữ trong cung cấm nhà Mông Nguyên,
khi Mông Cổ bị đánh lui, nó đã chuyển sang triều đình nhà Nguyên ở bên
ngoài quan tái. Năm Hồng Vũ thứ hai mươi mốt, đại tướng quân Lam Ngọc
đại phá quân Nguyên tại Bộ Ngư Nhân hải, thu hoạch khả quan, ngoài vàng
bạc châu báu, còn có một đống thư liệu. Khi tướng quân ban sư, phần lớn
thư liệu đều giao cho triều đình quản lý, chẳng hiểu nguyên do vì đâu, ông
ta lén giữ lại một số, trong đó có một quyển quái thư, từ bìa bọc sách đến
những trang bên trong, toàn là một kiểu Quy Tư Hán phổ này, vì ông ta
không thể đọc hiểu, Lam Ngọc cho rằng nó tàng chứa một bí mật gì đó.
Ông ta vốn là tay võ biền, nên đã không dụng tâm nghiên cứu, chỉ giấu giấu

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.