nhảy lên, trường kiếm đâm thụt vào vách tường, mượn nó làm điểm tựa đưa
thân mình y vọt nhanh lên. Cùng lúc, tại chỗ y vừa đứng, một làn đất cát
bỗng phụt mạnh lên, như một thân rắn uốn lượn, nó bò đến góc tường, bất
chợt, từ đâu ra chẳng rõ, một khe nứt dài hiện ra, theo măt tường, cái khe
nhanh chóng lan thật nhanh và mạnh lên đầu bức vách. Tại thời điểm đó,
Trương Thiên Ý đã bốc mình lên thật cao, nhoáng một cái, y lướt qua khỏi
đầu tường, đáp mình xuống con hẻm bên kia.
"Chu Lưu Thổ Kình" của Thu Đào có thể dựa theo đất cát mà chuyền,
bà vốn muốn bất ngờ đưa nó ngầm từ lòng đất đến vây khốn đối phương,
không ngờ Trương Thiên Ý thập phần lanh lẹn, lẩn trốn như chạch, y không
đợi kình lực kịp vọt tới, đã tức khắc vọt qua khỏi tường chạy trốn. Thu Đào
dùng thuật "Khôn nguyên" (ND: Khôn=quẻ khôn, chỉ về đất như quẻ Càn
chỉ về trời, Nguyên=cơ bản - đại ý dùng đất làm căn cơ) định tấn công nơi
xa, bà không cách chi tiến ngay vào gần bức tường, trong lòng rất là bực và
nản.
Chu Vi giậm mạnh chân một cái, cô nhảy vọt lên đứng trên đầu tường,
chỉ thấy con hẻm sâu thẳm, chẳng còn thấy bóng dáng Trương Thiên Ý đâu
nữa Cô cuống quít lao nhanh ra khỏi hẻm, chạy đến trước miếu Phu Tử,
căng mắt nhìn tứ phía, chỉ thấy người đi kẻ lại, áo quần xênh xang, xanh
xanh đỏ đỏ, tuyệt không thấy Lạc Chi Dương đâu cả.
Mắt mũi cay xè, Chu Vi gần rớt nước mắt, cô tả xông hữu đột, chen lấn
mà chạy giữa đám đông, như người điên, cô kêu thét ầm ĩ tên "Lạc Chi
Dương". Cô đanng mặc quần áo giả trai, thanh âm nghe hết sức khả ái,
người đi đường nghe thấy, đều ngoảnh trông vào cô.
Lúc Chu Vi chạy đến bờ sông Tần Hoài, mặt cô đã đầm đìa nước mắt,
sóng nước bềnh bồng lan ra xa, in bóng rất nhiều đình đài lầu các, thuyền
bè đi lại càng lúc càng nhiều, thỉnh thoảng vang lên từ đâu đó tiếng sáo,
tiếng đàn. Nghe tiếng sáo, Chu Vi khắp mình phát run, cô căng mắt ra nhìn
vào chỗ thuyền bè đó, tuy trong đầu biết rất rõ người thổi sáo không phải