LÍNH TRƠN - KHOA HỌC LẠ KỲ VỀ LOÀI NGƯỜI TRONG CHIẾN TRANH - Trang 139

Người thợ máy luôn bị tiêu chảy mỗi lần đội của ông đi làm nhiệm

vụ. Do vậy, ông không bao giờ được phân công làm các nhiệm vụ
“trinh sát tầm xa”, tức là chống khủng bố sâu trong lãnh thổ của quân
nổi dậy. Những nhiệm vụ này, ông cho biết, buộc họ phải nấp trong
một cái hố

*

quan sát một điểm nhất định - chẳng hạn như một giao lộ:

ai đi và đến, có bao nhiêu xe tải đi qua giao lộ, ở thời điểm nào trong
ngày.

Tôi gật đầu, nhưng không hiểu lắm. “Để biết…?”
“Liệu chúng ta có cần đánh bom chỗ đó không.”
“À.” Tôi thật ngốc.
Tôi hỏi tiếp người thợ máy liệu ông có biết chiến dịch quan trọng

nào đó đã thất bại do có người bị ngộ độc thức ăn nặng không. Ông
gạt bỏ giả thiết đó. “Những anh chàng được chọn làm kiểu công việc
này sao? Họ không gặp phải các vấn đề như vậy. Vì thế họ mới được
chọn.”

Khi ông đi khỏi, Seamus quay về phía chúng tôi. “Ây chà, cô nghĩ

đó là một phần thi để được làm lính đặc nhiệm sao? Đưa cô chút thức
ăn ôi thiu và xem cô có bị sao không?” Anh ấy đang nói đùa, nhưng
trên thực tế có đến 20% dân số được Riddle gọi là “những người trơ
lì”: những người có thể ăn món xa lát trộn cá sống ngoài đường, uống
nước và không bao giờ bị đau bụng. Đó chắc chắn là một năng lực
đáng giá. Riddle vẫn băn khoăn về việc liệu lính đặc nhiệm có sử dụng
thuốc kháng sinh hay Imodium, chỉ là để đề phòng, trước các nhiệm
vụ quan trọng. Hay họ sẽ âm thầm chịu đựng? Bác sĩ của lực lượng
đặc nhiệm tại Trại Lemonnier - họ có bác sĩ riêng, đương nhiên rồi -
nói về việc lính đặc nhiệm không thích nhờ đến sự giúp đỡ y tế vì lo bị
mất uy thế của lính đặc nhiệm.

Riddle và tôi đặt rất nhiều câu hỏi. Nhưng, trời ạ, chẳng có lính đặc

nhiệm nào trả lời bức thư điện tử về vấn đề tiêu chảy cả.

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.