Hoặc dù thế nào thì cũng không phải là chân tay người.
Q
uay trở lại những năm 1960, các học viên bộ môn cứu thương
trên chiến trường thường phải thực hiện các thủ thuật cứu sống nạn
nhân trên những con lợn và dê đã được tiêm thuốc mê. Việc này không
phải là vấn đề, ngoài thực tế những động vật nuôi thường hiếm khi rơi
vào các tình huống bị bắn, bị đâm hoặc bị nổ tung bởi IED. Do đó
cách duy nhất để đào tạo các học viên xử lý những vết thương dạng
này là thuê một công ty để thực hiện việc bắn, đâm hoặc cắt chân các
con vật cần dùng. Có một công ty như thế nằm cách đây không xa.
Dạy thực hành trên mô sống là chủ đề buổi nói chuyện trong bữa
trưa hôm nay, tại gian phía sau của nhà hàng Stu Segall. Ngoài Stu và
tôi còn có Kit Lavell, phó chủ tịch hội đồng quản trị của công ty.
Lavell cho tôi biết về những điều luật yêu cầu Bộ Quốc phòng phải
giảm số động vật dùng để dạy thực hành trên mô sống từ mức khoảng
8.500 con một năm trong năm 2015 xuống mức 3.000 tới 5.000 con.
Tổ chức đấu tranh cho quyền động vật, ủy ban Bác sĩ vì Y học có
trách nhiệm, đứng sau thúc đẩy vụ này. Những tiến bộ trong công
nghệ mô phỏng bệnh nhân - và một cuộc giới thiệu bộ Trang phục Mổ
đầy ấn tượng trước các thành viên Hạ viện - đã khiến lý lẽ của những
người biện hộ cho việc dạy thực hành trên mô sống càng ngày càng
khó thuyết phục hơn.
Lũ lợn thật kém may mắn bởi cấu trúc và kích cỡ nội tạng của
chúng khá tương đồng với nội tạng người, thậm chí huyết áp và tốc độ
chảy máu cũng gần giống. Dê thì tốt hơn cho việc dạy thực hành thủ
thuật mở khí quản khẩn cấp vì bạn sẽ không phải rạch qua 10 cm mỡ.
Tôi đã xem một đoạn video trên YouTube có vẻ như là một buổi dạy
thực hành trên mô sống mà có người lén quay lại. Trong một ngày
mưa, mấy chàng trai đang đứng quanh một chiếc bàn gấp. Phía trên
đầu họ là mái che được làm qua loa bằng vải bạt đang nhỏ nước tong