Tại sao những loại sinh vật này lại làm thế với chúng ta? Liệu đó có
phải là động cơ có được từ tiến hóa không? Chắc chắn rồi, Riddle nói.
Luôn luôn là vậy. Bằng cách khiến cơ thể con người tạo ra phân lỏng,
phân sẽ bắn tung tóe và chảy tràn trên mặt đất, một mầm bệnh có thể
tăng tốc độ lan truyền. Tràn khắp thế giới! Loại vi khuẩn gây ra bệnh
tả đã làm điều đó cực kỳ hiệu quả. Mỗi bệnh nhân mắc dịch tả đi đại
tiện tới 19 lít chất lỏng một ngày. Dòng chất thải đó chảy nhanh và
nhiều đến nỗi một đồng nghiệp của bác sĩ Phillips trong Hải quân đã
nảy ra ý tưởng phát minh một loại giường gấp dùng cho bệnh nhân tả,
loại giường kiểu quân sự với một lỗ thủng được cắt ngay dưới mông.
(Xô đựng được bán riêng). Loại giường gấp này, hiện nay vẫn được
sản xuất, cho phép bệnh nhân “đi vệ sinh mà không cần rời khỏi
giường”, theo như quảng cáo của trang specialneedscots.com, đưa
uyển ngữ vào trong địa hạt của vật lý lượng tử.
Hơn nữa, vi khuẩn đường ruột không dễ gì bị tống hết ra ngoài.
Chúng đã phát triển nhiều phương cách để bám trụ lại qua trận đại
hồng thủy như vậy. ETEC - loại vi khuẩn gây ra khoảng một nửa số ca
tiêu chảy lữ hành - được trang bị một dạng lông móc để bám chặt vào
thành tế bào. Nhận được tín hiệu điện hóa phát ra từ tế bào, vi khuẩn
sẽ mọc ra các lông co dãn được gọi là các pili, với giác hút ở tận cùng
của lông. Hệ miễn dịch của chúng ta có nhiều phương pháp phòng vệ
tinh vi hơn việc chỉ đơn giản xả xối mối đe dọa ra ngoài. Nó bắt đầu
tạo ra hàng loạt các loại kháng thể chuyên biệt. Có loại sẽ nhắm vào
các giác hút khiến chúng không thể bám. Loại khác có thể bám vào
lông móc hay vô hiệu hóa chất độc.
Trung sĩ Robinson không nói gì thêm về tiêu chảy, nhưng anh muốn
Riddle chuyển lời tới những người thiết kế gói giấy vệ sinh đi kèm
khẩu phần ăn chiến trường, hay còn gọi là MRE (Bữa ăn liền). “Nó chỉ
to cỡ này”
, anh xé một mẩu giấy ăn bằng cỡ con tem bưu chính. “Để
chùi mông của anh đấy, anh bạn!” Riddle buột miệng nói rằng lính Hải