“Anh sẽ chẳng làm được gì nhiều với một cốc chất lỏng đổ vào đại
dương đâu.”
Tiếp sau đó, các nhà nghiên cứu của Hải quân đã học theo loài bạch
tuộc sử dụng đám mây thuốc nhuộm để giấu các thủy thủ hoặc đội bay
khỏi tầm nhìn của các loại cá săn mồi tiềm tàng. Dưới các điều kiện
“tâm lý bầy đàn” tương tự như thử nghiệm thuốc hóa học đuổi cá mập,
mọi hoạt động săn mồi của lũ cá mập sẽ dừng cho đến khi thuốc
nhuộm bị hòa loãng tới mức không còn che khuất được con mồi nữa.
Công đoạn sản xuất được tiến hành ngay lập tức. Các thành phần của
thuốc đuổi cá mập lúc này gồm có: 80% phẩm màu đen và 20% thuốc
hồng - một chút đồng axetat dược thêm vào hỗn hợp
để trấn an tâm
lý. Từ năm 1945 cho đến hết Chiến tranh Việt Nam, những gói sản
phẩm này luôn xuất hiện trong bộ trang bị sinh tồn khẩn cấp đi kèm
với xuồng cứu sinh và áo phao trên các chiến hạm hay máy bay chiến
đấu. Ngay cả các bộ trang bị sinh tồn khi đáp xuống biển của các nhà
du hành vũ trụ tham gia dự án Mercury cũng được trang bị thuốc đuổi
cá mập.
Dù vậy, vẫn có nhiều ý kiến nghi ngờ trong giới chỉ huy Hải quân.
Chuẩn Đô đốc Ross T. McIntire, Cục trưởng Cục Y tế và Phẫu thuật
Hải quân đã đưa ra một ý kiến khá hợp lý rằng một gói thuốc dán nhãn
THUỐC ĐUỔI CÁ MẬP bằng những chữ cái viết hoa in đậm thực tế
có thể làm mất chứ không lên dây cót tinh thần, gieo mầm sợ hãi cho
những người, vốn vào thời điểm đó, đã chứa đầy những mối đe dọa
thực sự khi phải sinh tồn giữa đại dương: mất nước, đói, chết đuối,
nóng bức, lạnh giá. Nhất là khi cá mập chỉ tạo ra “mối nguy không
đáng ngại,” trích lời của McIntire, đối với lính Hải quân.
Không đáng ngại ở mức nào? Có rất nhiều luồng ý kiến khác nhau,
nhưng ở một thời điểm trong giai đoạn xem xét, Tổng Chỉ huy Hạm
đội Nam Thái Bình Dương đã ban hành một văn bản gửi cho tất cả các
căn cứ hải quân và tàu quân y phải gặng hỏi thủy thủ đoàn về “những