tương tự như các bạn của tôi đã làm với tôi tại Trung tâm Nghiên cứu
Mùi Monell - thu thập thứ dịch tiết dưới nách của một người đang bị
căng thẳng - thì các kết quả thí nghiệm có lẽ đã khác. Lũ cá mập có
thể phát hiện ra mùi của sự lo lắng, yếu ớt và tấn công.
Đó chính xác là điều xảy ra khi con mồi ưa thích của cá mập trở nên
căng thẳng. Cá mập cảm nhận được một bữa ăn dễ dàng và tiếp cận để
tấn công. Tester đã quấy rối một xô cá mú bằng cách “đe dọa chúng
bằng một cây gậy chuyển động” (có thể xem là hành động “trêu
chọc”). Bơm nước từ cái xô đó - tên khoa học cho thứ nước này:
“nước cá mú căng thẳng” - vào bể cá mập đã khuấy động một “phản
ứng săn mồi hung tợn”. Vì lũ cá mú ở ngoài bể, chúng tôi biết rằng
không phải hình ảnh hay âm thanh do chúng gây ra là thứ kích thích
bản năng săn mồi của cá mập. Nó hẳn là một loại chất hóa học tiết ra
từ da hay mang của loài cá này. Và không phải bất kỳ mùi nào của cá
mú cũng có tác dụng. Khi “nước cá mú bình tĩnh” được đổ vào bể, lũ
cá mập hầu như không hề để ý.
Máu cá và ruột cá - giống như hai chiếc kèn trumpet nhận biết sự
tuyệt vọng của lũ cá đang thổi hết cỡ - cũng kích hoạt những động thái
săn mồi hung tợn. Baldridge thấy rằng tín hiệu hóa học này mạnh đến
nỗi lũ cá mập có thể phát cuồng đến mức chén cả một con chuột cống
- vốn bình thường không phải là thức ăn ưa thích của chúng - nếu như
lông của nó được phết đều “hỗn hợp thịt cá đối xay với nước” (những
con cá đối xay nhuyễn với một lượng nước nhỏ). Trong một nghiên
cứu khác, thậm chí cá mập còn tấn công cả miếng bọt biển được
nhúng vào một bát dịch tiết của cá. “Cá mập,” Baldridge viết, “chắc
chắn sẽ tấn công bất kỳ thứ gì có dính tới ‘dịch’ cá.”
Trong đó có cả những người đi xiên cá. Cụ thể thì đối tượng dễ gặp
nguy hiểm là những người bơi loanh quanh với thành quả họ bắt được
treo ở thắt lưng hay kéo theo bằng dây. Tại thời điểm Baldridge phân
tích đánh giá, Hồ sơ Cá mập Tấn công Người đã ghi nhận 225 vụ có
nhắc đến những con cá bị thương và (hoặc) máu hay ruột cá. “Lũ cá