độ sâu đó. (“Độ sâu phá hủy” của tàu ngầm hiện đại Mỹ là thông tin
tối mật
, nhưng có giả thiết cho rằng độ sâu ấy vào khoảng 800 m.
Clarke bổ sung thêm rằng đồ dự trữ trên tàu ngầm có thể dùng được
trong nhiều hơn bảy ngày. “Vì thực ra cô có lẽ sẽ chỉ phải chia sẻ với
một phần thủy thủ đoàn thôi.” Phải mất một lúc tôi mới hiểu những gì
anh đang nói. Ý anh là lượng ôxy có thể đủ dùng lâu hơn một tuần bởi
sẽ có những thủy thủ không cần đến ôxy. Trên tàu Squalus, hai mươi
sáu người đã chết đuối ngay trong mấy phút đầu của thảm họa, chôn
vùi thân xác trong khoang bị ngập khi cánh cửa kín nước được đóng
lại.
Điều mà mọi người ít phải lo nhất là bị chết đói. Tàu ngầm thường
rời cảng với thực phẩm dự trữ đầy ắp, hầu hết chúng được đóng hộp -
thực tế thì đồ hộp nhiều đến mức, ở các tàu ngầm cỡ nhỏ, chúng sẽ
tràn ra khỏi phòng dự trữ, khiến toàn bộ các lối đi lại của tàu sẽ được
lát bằng đồ ăn đóng hộp trong những tuần đầu tiên của hải trình. Nước
ngọt có thể trở thành một mối lo nếu như máy lọc nước biển hỏng hóc.
Hướng dẫn sinh tồn trong tàu ngầm gặp nạn không do dự đề cập đến
cả những biện pháp tiết kiệm nước. “Giảm tối thiểu lượng nước sử
dụng cho giội nhà vệ sinh xuống mức một lần xả… cho ba lần sử
dụng.” Để khử mùi, bản Hướng dẫn còn đề nghị rắc lên đống chất thải
thứ bột mà các đầu bếp trên tàu vẫn sử dụng để pha ra nước giải khát
“bug juice”. Người ta chỉ ra rằng thứ nước uống này có tính axit cao,
nên có người đoán đó chính là lý do nó được sử dụng cho mục đích
này, nhưng nhiều khả năng đây là đánh giá của tác giả về thứ nước
“bug juice “
Và sau đó là ngồi đợi. Những thủy thủ trên tàu Squalus đã ngồi tán
gẫu trong buồng chứa ngư lôi và ăn dứa đóng hộp. Điều đáng chú ý là
không ai trong số thủy thủ đoàn trên tàu Squalus hay Tang bộc lộ sự
hoảng loạn. Trên tàu Tang, viên sĩ quan chỉ huy viết trong báo cáo,