Một chút tập luyện hoàn toàn có thể tạo nên sự khác biệt. “Dù cho
tất cả mọi người đều đã đọc cách thoát hiểm,” báo cáo tiếp tục,
“nhưng thực tế chưa ai thực hành cả.” Năm 1930, dưới sự thúc giục
của Swede Momsen, một bể huấn luyện thoát hiểm đã được đưa vào
sử dụng tại căn cứ tàu ngầm ở Groton. Với hy vọng mọi thủy thủ tàu
ngầm đều có cơ hội thực hành thoát hiểm.
S
âu 12,2 m và dung tích 318 m
3
nước, bể Huấn luyện Thoát hiểm
khỏi Tàu ngầm chịu Áp suất thuộc Trường Huấn luyện Tàu ngầm Hải
quân trữ một lượng nước tương đương với một bể bơi khách sạn. Dù
vậy, đường kính bể tương đương với một chiếc bồn tắm Jacuzzi. Đây
là thứ mà bạn có thể tình cờ bị rơi vào, giống như hố ga, nếu không để
ý thấy. Dù cho nước xanh và thành bể lát gạch, bể bơi là một từ hoàn
toàn không chính xác để miêu tả nó. Đây là một cột nước mô phỏng
đại dương được xây dựng chỉ với một mục đích duy nhất và nhất định
là không phải để giải trí: để thực hành thoát hiểm khỏi một tàu ngầm
bị nạn.
Hai mươi sáu học viên Trường Huấn luyện Tàu ngầm trong chiếc
quần bơi màu xanh Hải quân đặc trưng đang đứng quanh thành bể gần
mép nước. Họ còn rất trẻ và số mụn trứng cá trên lưng vẫn còn nhiều
hơn số hình xăm. Trong mười năm tiếp theo, mọi sự sẽ khác đi. Lính
hải quân xăm lên cơ thể nhiều như thể nó bị cháy nắng vậy. Cứ mỗi
năm, họ lại xăm thêm một chút, ở mỗi bến cảng họ ghé qua. Bài huấn
luyện đầu tiên sẽ bắt đầu trong một khoang thoát hiểm được thả chìm
xuống nước ở độ sâu 4,5 m. Họ không được phép đeo bất kỳ thiết bị
hỗ trợ thở nào mà chỉ được mặc áo phao cứu sinh.
Người hướng dẫn gọi đó là kỹ thuật “nổi thở”, một khái niệm tôi sẽ
ghi nhớ để sau này còn sử dụng nếu có viết bài đánh giá về một màn
trình diễn Opera nào đó.