LÍNH TRƠN - KHOA HỌC LẠ KỲ VỀ LOÀI NGƯỜI TRONG CHIẾN TRANH - Trang 239

cả đêm. “Nhìn chằm chằm vào đôi mắt nhắm của người trưởng thành
trong ánh sáng lờ mờ của một bóng đèn 30 oát giữa đêm hôm khuya
khoắt đúng là màn tra tấn ghê gớm,” Dement đã viết trong một bài viết
tri ân Kleitman, người được giới nghiên cứu giấc ngủ coi là “Cha đẻ
của ngành nghiên cứu giấc ngủ.” (Thế nhưng, công việc của nữ giám
sát còn khó khăn hơn, vì Kleitman yêu cầu phải luôn có mặt khi đối
tượng thí nghiệm là phụ nữ: để giám sát người đang giám sát đôi mắt
của một người đang ngủ cả đêm.)

B

ức ảnh chụp năm 1938. Nathaniel Kleitman ngồi tại bàn ăn, dao

và nĩa để bắt chéo trên một lát thịt xông khói hồ đào. Điều bất thường
với bữa ăn này là nó diễn ra dưới một hang động sâu 36 m. Kleitman,
cùng với trợ lý là một sinh viên sau đại học đã sống 32 ngày dưới
hang Mammoth ở Kentucky để nghiên cứu về chu trình ngủ và thức ở
người. Ông muốn tìm ra: nhịp điệu ngủ-thức liên hệ với các yếu tố
ngoại cảnh và thói quen sinh hoạt chặt chẽ đến mức nào? Nếu như loại
bỏ những yếu tố báo hiệu - ánh mặt trời, những bữa ăn đúng giờ, giờ
làm việc thông thường - liệu người ta có thể dễ bị rơi vào một thói
quen ngủ khác không? Chui xuống lòng đất có vẻ như là cách dễ nhất

*

để tìm ra câu trả lời.

Tàu ngầm cuốn hút Kleitman, vì giống như hang động, chúng là

một dạng phòng thí nghiệm thực tế để nghiên cứu đồng hồ sinh học.
Ngoài ra Kleitman còn rất yêu thích Lực lượng Tàu ngầm. Trước kia,
họ luôn gặp các vấn đề về sự tỉnh táo, và ngày nay cũng vậy. Kleitman
đã đưa ra một thời gian biểu trực gác phù hợp với việc thiếu vắng ánh
mặt trời trong tàu ngầm - thực ra trong tàu luôn, như Murray đã nói, ở
“21 độ C và ánh đèn huỳnh quang.” Hoàn toàn khả thi, Kleitman lý
giải, khi cho ba nhóm thủy thủ trực gác theo ba thời gian biểu khác

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.