các nguyên mẫu thử nghiệm về thứ sau này được mang tên MRAP:
kháng mìn, bảo vệ chống phục kích. Nhưng không thử nghiệm chúng
trước trên chiến trường, thì làm sao bạn biết chiếc nào an toàn nhất -
và biết chính xác chúng an toàn đến đâu? Bạn cần thuê một “chuyên
gia phân tích tổn thương của con người”.
Phòng thí nghiệm nghiên cứu của Lục quân đã túm được Nicole
Brockhoff, học dự bị y khoa tại Đại học Y Johns Hopkins, với bằng tốt
nghiệp chuyên ngành phòng chống vũ khí sinh học. Cô là người trẻ
nhất giành được Huân chương Cống hiến vì Sự nghiệp Quốc phòng do
Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Mỹ trao tặng. Có thể nâng được tạ đòn 90
kg. Cô vừa xuống đây từ văn phòng của mình ở Lầu Năm Góc để
tham dự vài sự kiện nào đó, và đồng ý dành cho tôi một chút thời gian.
Cứ mỗi khi Mark toan giải thích thì Brockhoff lùi lại và lấy điện thoại
ra. Cô ấy không hề tỏ ra bất lịch sự, chỉ là cô quá bận và phải hoàn
thành công việc trong ngày của mình. Tôi nhìn cô ấy đi đi lại lại trước
mặt, bước đều, trả lời thư điện tử. Ở cô toát ra vẻ cho thấy ngồi yên
một chỗ là việc không thể chịu đựng nổi. Một người quyến rũ, rành
mạch, nhanh nhẹn và mạnh mẽ. Những người yếu ớt hơn luôn cảm
thấy thán phục trước cô.
Brockhoff chỉ cho tôi xem sự cải tiến chống thiết bị nổ tự chế khác:
ghế ngồi phân tán xung lực. Chúng tôi trèo vào trong khoang của một
chiếc xe Stryker bộ binh, loại xe không có cửa cánh mà thay vào đó là
một cửa sập kiêm cầu lên xuống, như ở toa xe của gánh xiếc. Ưu điểm
đầu tiên của loại ghế ngồi mới này là nó không còn bị gắn chặt vào
sàn xe. Thứ hai, ghế được đặt trên pittông đặc biệt hấp thụ lực. Thứ
đặc biệt là phần đệm nhún có thể thay thế được, bằng kim loại, giúp
hãm chuyển động xuống dưới của ghế và ngăn nó không chạm sàn.
Điểm mấu chốt để bảo vệ cẳng và bàn chân của người ngồi trong
khoang xe, họ cần giữ chân không được chạm sàn. Chỗ để chân ở dưới
mỗi hàng ghế là dành cho người ngồi đối diện. Tức là đôi khi binh sĩ ở
bên này sẽ ngồi chạm đầu gối người đối diện trong nhiều giờ. Mark,