toàn là nửa phút. Tiếng nổ đầu nòng phát ra khi bắn súng chống tăng
AT4 ở cường độ 187 decibel chỉ kéo dài một giây, tuy rất ngắn nhưng,
với tai không được bảo vệ, vẫn làm suy giảm thính lực vĩnh viễn.
Nút bịt tai không hữu ích lắm vì nó chặn lại cả tiếng hét kêu bạn cúi
đầu xuống, hay tiếng súng trường đang lên đạn của kẻ thù. Một binh sĩ
mất đi trung bình khoảng 30 decibel thính lực có thể sẽ cần một giấy
chứng nhận để có thể quay lại tiếp tục thi hành nhiệm vụ; tùy theo
nhiệm vụ đó là gì, anh ta có thể gây nguy hiểm cho bản thân và cả
đồng đội. “Chúng ta đưa cho họ một cặp nút bịt tai xốp để làm quái gì
vậy?”, Eric Fallon nói, cậu ta là người lên chương trình huấn luyện mô
phỏng cho các nhà thính học quân sự vài lần một năm tại Trại
Pendleton. “Chúng ta làm giảm thính lực của họ đến mức, nếu là bị
suy giảm thính lực tự nhiên, người ta phải hoài nghi khả năng ra trận
của họ. Nếu điều này không phải là điên rồ, tôi không biết phải nói sao
nữa.”
Fallon hiện giờ đang giảng bài trong một lớp học, nhưng sau bữa
trưa, các nhà thính học trong lớp sẽ cùng trải nghiệm một trận chiến
mô phỏng dùng đạn thật. Làm việc với Trung tâm Nghiên cứu Thính
lực Bộ Quốc phòng (Mỹ), Fallon ký hợp đồng với công ty
ArmorCorps, công ty này đưa tới một đội Đặc nhiệm Thủy quân Lục
chiến, để cùng xây dựng kịch bản cho một trận chiến diễn ra trong nửa
ngày. Mục đích là để các nhà thính học cảm nhận được trực tiếp những
nguy hiểm và bất hợp lý của việc dùng nút bịt tai, và hy vọng tạo cho
họ động lực để theo đuổi một thứ tốt hơn.
Fallon hướng sự chú ý của mọi người sang Craig Blasingame của
ArmorCorps, anh là một cựu lính Thủy quân Lục chiến có bộ hàm
rộng như của siêu nhân và cơ bắp vạm vỡ đến nỗi khi anh đi qua máy
chiếu, có thể thấy được toàn bộ hình ảnh chiếu trên cẳng tay. Dù bây
giờ là 10 giờ sáng, râu cằm của Craig đã mọc lún phún rồi.
“Ngày hôm nay, chúng tôi sắp đưa các bạn tham gia vào một môi
trường chiến đấu và cho các bạn thấy sẽ thế nào khi cố một phần sự