Giảm thính lực không phải là thứ họ mảy may nghĩ tới. Hiển nhiên là
vậy. “Cô cho rằng,” người ngồi ghế số 2 đế thêm, “sẽ chỉ có mình cô
bị giảm thính lực ở dạng nào đó sao.” Fallon nói với chúng tôi, là một
người lính pháo binh anh muốn bị giảm thính lực, vì tất cả các đồng
đội trong đơn vị của anh đều bị vậy. “Nếu cô không bị suy giảm thính
lực, tức là cô đã chẳng làm gì cả.” Nó cũng có thể là bẩm sinh bạn đã
có dây thần kinh ốc tai cực khỏe, thứ hướng dẫn bộ não giảm cường
độ âm thanh của những tiếng động cực lớn. Có thể gọi đó là thiết bị
TCAPS tự nhiên. Nhà nghiên cứu Lynne Marshall, người cũng ở đây
hôm nay, làm việc tại Phòng thí nghiệm Nghiên cứu y tế Tàu ngầm
Hải quân, đang tìm cách xây dựng một bài thử nghiệm đơn giản nhằm
nhận ra người có dây thần kinh ốc tai yếu để có thêm biện pháp bảo vệ
thính lực cho họ.
Người ngồi ghế số 6 phụ hoạ theo: “Họ khuyến khích sử dụng
TCAPS để kiểu như, Này, bảo vệ tai của anh đi. Nhưng với chúng tôi
tác dụng chính của nó là làm thiết bị liên lạc. Nắm bắt tình huống.”
Theo như số liệu của Trung tâm Nghiên cứu Thính lực, 50 tới 60%
năng lực nắm bắt tình huống của một người đến từ khả năng nghe.
Fallon hỏi câu cuối cùng trước khi chúng tôi đi ăn tối. Tiếng trả lời
lại tiếp tục vang lên từ hàng ghế sau. Nghe gần như là khẩn nài: “Có
nhà thính học nào từng làm được điều gì có lợi cho bất kỳ ai ở đây
chưa?”
“Rồi,” người tình nguyện ở ghế số 5, với mái tóc đen và mắt đen
phổ biến, lúc trước vẫn khá kín tiếng. “Tôi được chọn vì đeo máy trợ
thính.”
Saoo, gì cơ? Một lính đặc nhiệm mạnh mẽ, toàn năng phải đeo máy
trợ thính? Tôi sững người một chút, giống hệt như lần tôi đọc bài báo
nói rằng Angelina Jolie phải cắt bỏ hết ngực vậy. Người lính này tiếp
tục căn vặn về chính sách tuyên bố những người anh ta không phù hợp
đi lính. “Chúng ta cho phép binh sĩ đeo thiết bị hỗ trợ thị lực. Vậy thì,
tôi đeo một thiết bị hỗ trợ thính lực.” Có gì khác nhau chứ? Với tôi có