Bên phải tôi, một nhà thính học đã bắn hết băng đạn đầu tiên của
mình. Còn tôi vẫn loay hoay với dây quai mũ. “Để tôi giúp chị,” Jack
nói. Tôi buông thõng tay xuống đùi và để cậu ta giúp. “Úi, tôi không
cố ý kéo tóc chị đâu.” Một người lính bắn tỉa lịch lãm.
Jack đưa tôi khẩu M16. “Chị đã từng bắn súng bao giờ chưa?” Tôi
lắc cái đầu nặng trịch của mình. Cậu ta đưa tôi một băng đạn và chỉ
cho tôi chỗ để nạp nó vào súng. Tôi đã nhìn thấy việc này trên phim -
dùng gan bàn tay đẩy nhanh băng đạn là xong.
Hừm.
“Phải là chiều ngược lại, để đạn hướng về phía trước.”
Khẩu M16 được gắn kính ngắm với một mũi tên nhỏ màu đỏ ở giữa
thước ngắm. Bạn chỉnh mũi tên vào đúng thứ hoặc (úi) ai đó bạn
muốn bắn và siết cò. Cả hai từ “siết” và “kéo” đều nói quá lên việc ta
làm với cò súng. Đó là một động tác cử động rất nhỏ và nhẹ nhàng,
như sự cựa mình của một đứa trẻ ngủ mơ. Một động tác quá nhanh và
gần như không tốn chút sức nào khiến tôi chỉ có thể liên hệ nó với
những hành động vô hại nhất. Lật một trang giấy. Gõ chữ M. Gãi nhẹ.
Nhưng kết liễu mạng sống của ai đó cần thêm một chút sức mạnh nữa.
Tiếng nổ đầu nòng súng M16 có cường độ khoảng 160 decibel. Jack
ước tính rằng cậu đã bắn khoảng một trăm nghìn viên đạn trong hơn
mười năm làm lính đặc nhiệm. Vũ khí và những vụ nổ, chứ không
phải là những âm thanh “đều đều” từ động cơ xe và trục quay cánh
quạt trực thăng (và máy nghe nhạc MP3),
khiến Bộ Cựu chiến binh phải chi ngân sách đến một tỉ đô la mỗi năm
cho chứng suy giảm thính lực và ù tai.
Jack không hề nghe thấy tiếng nổ của gần như toàn bộ những viên
đạn ấy, không phải bởi cậu đeo thiết bị bảo vệ thính lực mà tâm trí cậu
chú tâm vào những điều khác. “Khi một mình chị đang đấu súng với
quân địch ở trong tầm bắn,” cậu nói, “chị sẽ chỉ để ý vào những thứ hệ
trọng nhất.” Đó là một phản xạ để sinh tồn, được gọi là nghe có chọn