LÍNH TRƠN - KHOA HỌC LẠ KỲ VỀ LOÀI NGƯỜI TRONG CHIẾN TRANH - Trang 58

ngồi đó và gật gù, kiểu ‘À, ra là thế, ừ’.” Một số lại chọn cách không
giao tiếp với ai cả.

Một phiên bản khác của việc tránh giao tiếp này cũng xảy ra trong

chiến trận. Tôi kể cho Jack và Fallon về công trình của một nhóm các
nhà nghiên cứu tại Trung tâm Nghiên cứu Thính học và Giao tiếp
Quân sự Quốc gia Walter Reed. Doug Brungart và Ben Sheffield đã
ghi chép lại tác động của việc suy giảm thính lực với khả năng thiệt
mạng và sống sót. (Bởi để thu thập dữ liệu Sheffield phải ôm bảng ghi
chép của mình chạy loanh quanh khắp nơi trong các cuộc diễn tập mô
phỏng trận chiến thật sự.) Các thành viên của Sư đoàn Dù số 101 đã
đồng ý đội chiếc mũ đặc biệt được gắn thiết bị mô phỏng sự suy giảm
thính lực. Trong số những đội khá nhất, ngay cả việc giảm chút ít
thính lực cũng làm giảm 50% tỉ lệ “tiêu diệt địch” (số lượng địch bị
tiêu diệt được chia đều cho số thành viên còn sống sót của đội). Không
phải vì khả năng nghe kém khiến cho họ bắn hoặc chạy nhầm hướng
mà vì họ không biết chắc điều gì sắp diễn ra. Với việc khả năng giao
tiếp kém đi, các hành động của họ trở nên ngập ngừng hơn.

Hậu quả của việc mất thính lực còn đeo đẳng người lính về tận hậu

phương. Brungart kể với tôi về một lính Thủy quân Lục chiến mà anh
đã chiến đấu cùng, anh ta đã mất một tay, một chân và rách hoàn toàn
màng nhĩ trong một vụ nổ. “Cậu ấy nói với tôi rằng thương tích nặng
nhất trong số đó là mất khả năng nghe, bởi cậu ấy không thể giao tiếp
được với vợ con.” Dù cho, hoặc có thể vì ít được nhận thấy, những
thương tổn ít nhận thấy từ chiến trận có thể là thương tổn nặng nề nhất
mà người lính phải chịu đựng.

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.