nuôi cấy trên cánh tay của anh ta.” Redett kéo đến những bức ảnh tiếp
theo như một phụ huynh đang tự hào. “Chúng tôi đã tạo ra bìu mới
cho anh ta bằng cách kéo dãn mô đáy chậu. Đây là bìu với tinh hoàn
nhân tạo. Bây giờ anh ta hoàn toàn có thể cảm nhận được nó.” Sau
chín tháng tới một năm, các dây thần kinh dương vật sẽ mọc trở lại
trong phần mô vốn trước đây nằm ở cánh tay, cho phép người được
cấy ghép có được cảm giác bình thường ở dương vật và có thể đạt
được cực khoái gần như trước kia.
Vậy tại sao đàn ông lại lựa chọn việc cấy ghép? Nhất là khi việc
ghép - dù làm thủ thuật hoà tủy xương - vẫn yêu cầu người được ghép
phải sử dụng thuốc ức chế miễn dịch ở một mức độ nào đó. Thuốc ức
chế miễn dịch không chỉ làm mất sức đề kháng tự nhiên của cơ thể,
dẫn đến dễ mắc bệnh nhiễm trùng và ung thư, nó còn khiến cơ thể phải
chịu đựng rất nhiều tác dụng phụ. Sao không chọn phẫu thuật tái tạo?
“Vấn đề là đây.” Redett đi tới chiếc bảng trắng treo trên tường và vẽ
hình của quý lên đó. Trong một thoáng, nó như thể lũ học sinh lớp
năm vừa mới nô đùa ở đây. Vấn đề là lõi trợ cương sẽ lòi ra: phần lõi
cấy ghép sẽ chọc thủng da đầu dương vật nhân tạo khi giao hợp. Cấy
ghép lõi trợ cương được dùng cho nam giới bị rối loạn cương dương
(những ca nặng đến mức thuốc Cialis cũng không có tác dụng nữa).
Lõi trợ cương sẽ được gắn vào trong một lớp vỏ cơ bền ở thành thể
hang (hai thể hang chạy song song dọc chiều dài dương vật như nòng
súng vậy). Còn các bệnh nhân với dương vật tái tạo không có phần vỏ
này mà chỉ có da nên lõi trợ cương dễ dàng chọc thủng. Hãy tưởng
tượng bạn cầm một chiếc ống hút và chọc qua lớp vỏ bọc cho đến khi
đâm thủng. Tình huống ở đây cũng khá giống. Theo như báo cáo, có
đến 40% lõi trợ cương bị lòi ra (dù cho việc bọc lõi trợ cương bằng
mô Dacron hay mô lấy từ cánh tay của người chết hiến tặng có khắc
phục được phần nào). Như tôi đã nói đến ở chương trước, niệu đạo
được làm từ da cánh tay đôi khi bị nhăn nheo và thoái hóa trong môi
trường ẩm ướt.