có thể thoát ra ngoài thôn. Cách một lúc lâu, sau một tiếng gào rên
đặc biệt dài, trừ ánh lửa ảm đạm trước mặt, nước sông dào dạt cạnh
thân, trong vòng mười dặm, chẳng còn tiếng người. Hẳn là chim bay
cũng sợ mà ngây ra rồi, ngọn cây lùm cỏ, càng chẳng nghe thấy
tiếng vỗ cánh, tiếng côn trùng kêu. Hai người trên thuyền vểnh
tai, nghiêng đầu lắng nghe, hồi lâu chỉ thấy có tiếng “lạch cạch,
lạch cạch” nho nhỏ truyền tới, ra là con vật nọ đang ra khỏi cửa thôn,
dần đi xa, từ từ hóa thành một đám màu đen nhìn chẳng rõ.
Sững sờ một lúc, người khách khàn giọng nói: “Sảng khoái, thật
sảng khoái!” Quay nhìn đầu cầu, bài từ kia nét mực như mới, thoải
mái lâng lâng. Lại đọc lần nữa, chỉ cảm thấy một vầng trăng lạnh
áp thẳng xuống đầu, buốt thấu xương; lại đọc lần nữa, bỗng
thấy máu nóng muốn xông lên mặt, trung nghĩa phẫn giận mà trào
dâng. Người khách ấy lẩm nhẩm: “Thôi rồi, thôi rồi, cái tiếng thư
sinh làm lỡ ta rồi! Làm lỡ ta rồi!” Lão lái thuyền chỉ sợ rầy rà sẽ
lắm chuyện, chẳng buồn đợi cơm chín, bèn tháo dây buộc thuyền.
Chỉ có vị khách đem khúc Thủy Điệu kia mà bi ca ba lượt, khẳng khái
chẳng nguôi.
Chẳng ngờ bên bờ có người qua đường nhận ra hắn là danh sĩ
Trấn Giang, tên Thẩm Phóng tự là Ngạo Chi, đêm ấy lúc ở trọ lại
nghe được chuyện giết người phóng hỏa ở quán Thất Lý, trong lòng
đoán mò, đồn đoán cứ thế mà truyền đi, tới ngày hôm sau tin tức
đã không cánh mà bay, còn bảo ngày này tháng này, Thẩm Phóng
một người một ngựa, áo xanh nhuốm máu, tại quán Thất Lý bờ
bắc Trường Kiều của Ngô Giang chém giết sứ Kim hai mươi mấy
tên, một gã Thiên phu trưởng, còn như lính Tống hộ tống phải tới
nghìn, kiếm khí tán phát, vung bút đề từ rồi ngồi thuyền mà đi.
Chẳng mấy chốc, lời đồn truyền tới kinh sư, Thiên tử Cao Tông
xem bài từ rồi trầm mặc, chẳng nói chẳng rằng, truyền đem bài
từ cho Thừa tướng xem. Tần Thừa tướng cũng lập tức phái xuất Đề