hiềm lưu lại có hai chữ thì quá ít, không đủ thành bức. Nhạc Tướng
quân nhìn hai chữ đại tự mà Hồ học sĩ viết, vuốt râu cười lớn,
nhấc bút lên, cũng lưu lại hai chữ đại tự nhưng là thành một bức đối
xảo diệu tự nhiên, hợp cảnh hợp tình! Hồ học sĩ trông thấy, không
kìm được cũng “ha ha” cười lớn, tiếp đó hai người chia tay, rời đi.
Tướng công, chàng đoán coi hai chữ hạ liễn Nhạc Tướng quân lưu lại
nên là chữ nào?”
Thẩm Phóng trầm ngâm. “Thế này thì biết đoán từ đâu? “Vui
lắm“, “Vui lắm“...”
Tam Nương Tử mỉm cười. “Sướng thay!”
Thẩm Phóng vừa nghĩ, chợt không kìm được mà vỗ tay hô: “Sướng
thay!”, lấy “vui” đối với “sướng”, lấy “lắm” đối với “thay”, hư
thực ứng nhau, đích xác là một cặp đối khéo léo xảo diệu, hai người
nhìn nhau vui vẻ, từ bốn chữ này nghĩ về cảnh hai vị văn võ ngày đó
đàm luận sảng khoái. Tam Nương Tử tiếp lời: “Chủ quán khôn khéo,
liền đem khắc bốn chữ đối liên ấy treo lên trên lầu, ý nghĩa
cũng hợp, vừa vặn là giọng chủ khách tiếp mời rượu nhau, ai mà
không ngắm! Từ đó thanh danh tòa Hảo Đăng lâu này liền cất
cánh bay xa.” Nói rồi lại thở dài. “Mấy năm nay, trong triều đình
của chúng ta, thực sự làm được hai câu “quan văn không yêu tiền,
quan võ không tiếc mạng” cũng chỉ có riêng hai vị ấy thôi, bảo sao
người sau tưởng nhớ lại không khỏi khâm phục mà tôn kính cho
được?”
Thẩm Phong nghe nàng kể một đoạn chuyện cũ thú vị, không khỏi
châm đầy một chén rượu, uống cạn một hơi, cười hỏi: “Đôi đối liên
ấy đâu rồi?”
Hai vị Hồ, Nhạc đều được tôn xưng là danh gia thư pháp thời
Tống, Thẩm Phóng mê mẩn cái món này, không kìm được truy hỏi.