này của hắn, tuy chưa tới mức lật nhưng chỉ sợ canh trên bếp sẽ
văng đi mất. Triệu Vô Cực không nỡ bỏ, liền đưa tay đỡ lấy Lạc
Hàn, hai người nhìn nhau bật cười, đem hồi cãi cọ chỉ vì một con
chim âu ban sáng cười xòa xua tan hết.
Ngày hôm sau, Triệu Vô Cực lại dịch thuyền xa thêm mấy thước,
muốn xem xem Lạc Hàn làm thế nào. Biết đâu lúc cơm chín, Lạc
Hàn tới nhìn cũng chẳng buồn nhìn, lại vỗ vỗ đầu con lạc đà, ghé
sát tai nó nói vài câu, con lạc đà bèn đứng dậy, lội xuống nước, bì
bõm bơi đi.
Con lạc đà nọ bơi thẳng đến đầu thuyền, cắn lấy hai cái màn
thầu rồi quay đầu bơi về. Triệu Vô Cực sững người, trong lúc ngớ
người, con lạc đà đã lên tới bờ. Lạc Hàn nhận màn thầu từ miệng lạc
đà, cũng không ngại bẩn, mở miệng cắn luôn một miếng. Triệu Vô
Cực không khỏi cười khan: Một là cười thiếu niên này đúng là cùng
ăn cùng ngủ với con lạc đà, thứ hai là cười con lạc đà thật đúng là hệt
như nghe hiểu tiếng người. Đợi một lúc, Lạc Hàn dường như cảm
thấy nhạt miệng, bèn tước vỏ cây, dùng móng tay vạch vạch mấy
nét rồi đưa cho con lạc đà ngậm lấy, lại bì bõm lội đi như vừa rồi.
Triệu Vô Cực đón lấy miếng vỏ cây, trông thấy bên trên chỉ
vạch vạch qua quýt hai chữ: “Món ăn” thì không khỏi phì cười. Được
cái lưng con lạc đà này vừa rộng vừa dày, Triệu Vô Cực lấy hai đĩa
thức ăn đặt lên lưng nó, để nó đem về bờ.
Cứ tiêu dao như thế gần mười ngày. Mười ngày sau, hai người đã
tới trước Mã Yên sơn.
Mảnh đất này có tên Thái Thạch Cơ. Lúc hai người tới nơi thì đã
quá chiều, ráng chiều như gấm. Triệu Vô Cực làm thân ngư tiều
mười năm, cũng hiếm thấy được cảnh đẹp bằng này, thật đúng là:
“Ráng chiều và bóng vạc cùng bay, nước thu hòa dải trời một