mà đối với cái học về ngũ hành thuật số lại càng cảm thấy mù
mờ, hoảng hốt. Chỉ thấy trong trận kia có vài khối đá rất to, sợ
chẳng phải chỉ mấy vạn cân, xem người kia chuyển mấy khối đá
nhỏ đã mệt tới thở phì phò, nghĩ hẳn khối đá to kia sẽ không phải do
hắn bài bố, ắt là do trời sinh như thế. Có điều, bên trong có
mấy khối đá sắp đặt kỳ lạ, khó tưởng tượng nổi, chỉ sợ chẳng phải
trời sinh mà ắt là con người tạo thành, xem ra nhất định là có bậc
kỳ nhân đời trước bày trận nơi đây.
Cảnh Thương Hoài chợt vỗ đầu, nghĩ hình như Thạch Nhiên có
nhắc qua ba chữ “Phá trận đồ”, lẽ nào nơi đây chính là Đại Thạch
Pha trong truyền thuyết? Hắn nhớ hồi nhỏ, lúc học nghệ từng
nghe từ miệng sư phụ một câu hiệu là: “Đại Thạch Pha kìa Đại Thạch
ông, bao nhiêu anh hùng khốn bên trong; Đại Thạch Pha kìa đá lớn
vang, nhưng tới trọng xuân cỏ cây nhiều; Đại Thạch Pha kìa loạn
thạch lưu, nhân tài một thuở mất tự do; Đại Thạch Pha kìa tiếng
như chuông, hăm chín cao thủ khuất cùng gió...” Lẽ nào đây chính là
di tích trong truyền thuyết đó?
Tương truyền hồi đầu bản triều, thời Thái tông, thiên hạ đã
định, nhưng trong võ lâm bỗng xuất hiện một vị bất thế anh hùng,
tên là Quy Hữu Tông, tự là Tất Đắc, thuở nhỏ thông tuệ, lớn lên gặp
được cơ duyên, tu luyện cần cù, vận tốt liên tục, cuối cùng thành
ra một vị cao thủ tuyệt đỉnh. Về sau, vì cơ duyên đến mà hắn cùng
Thái tông Hoàng đế ngẫu nhiên gặp gỡ, vừa thấy đã hợp, từ đó về
sau hai người giao tình rất đậm, tuy một người nơi điện đường, một
người chốn thôn dã, một phú quý một ẩn dật nhưng không bởi thân
phận mà xa cách.
Một ngày, Quy Hữu Tông thấy Thái tông Hoàng đế có vẻ lo
sầu, không kìm được mà hỏi nguồn cơn. Thái tông Hoàng đế đáp
rằng: “Bây giờ, tuy thiên hạ đã định nhưng ở trên triều đình vẫn
trọng kẻ dùng binh mà trong nơi thôn dã cũng không thiếu anh