LOẠN THẾ ANH HÙNG - TẬP 3 - Trang 203

phong lưu. Tiếng yên hoa truyền khắp Tần Hoài - Họ Vương, họ
Tạ

(27)

ngày xưa, trước nhà én liệng, lầu gác ngày nay ngoài lan sóng

triều lạnh, việc cũ khuất bóng, nhưng chỉ mỗi cái tên cũng đủ
khiến người ta cảm thấy mấy phần bùi ngùi, chẳng phải sao? -
Như là giếng Yết Chi

(28)

, như là đài Vũ Hoa… mưa có thể làm nở ra

đóa hoa thế này đây? Phấn son nào rơi xuống giếng mà hương
thơm đọng lại cả ngàn năm vậy? Ngõ Ô Y bên cầu Chu Tước, con em
thế gia trong ngõ ở nơi đâu? Người ta nói đám vác trà trong thành
Kim Lăng cũng mang trên mình khí vị khói nước Lục Triều. Quá khứ
hoa lệ rực rỡ nhường đó, lại một phen sụp đổ chẳng kịp cứu vãn. Tất
thảy là vì sao thế?”

Triệu Vô Lượng cũng không ngờ Hoa Trụ bỗng dưng thổ lộ cảm

khái, trong lòng đã bị lời hắn dẫn dắt, có chút mê man, buồn bã
mà nhìn xuống dưới thành, trong lòng lão nhớ lại không phải là Kim
Lăng mà là đất cũ Trung Đô: Khai Phong.

Kinh đô cũ của Bắc Tống tên gọi là Đông Kinh, Đông Kinh

chính là Khai Phong ngày nay. Sự phồn hoa của phủ Khai Phong quả
thật đáng miêu tả, ca tụng. Thời ấu thơ, thanh niên cho tới tráng
niên của Triệu Vô Cực đều trải qua ở phủ Khai Phong. Lão sinh ra
trong gia đình đế vương, thuở nhỏ sống trong cung đình, nhớ lại
Tết Thượng Nguyên hồi ấy, đèn lồng trang hoàng, nghìn nhà vạn
hộ, người người rong chơi như mắc cửi, ao Thái Dịch, nườm nượp
ngày đêm, thủy tạ lâu đài, màn trướng thâm sâu, xe hương ngựa ngọc,
bụi thơm vấn vít, đầu ao Kim Minh, dưới chân Phàn Lâu, đường sá
tới lui, trò vui chốn hồng trần, tranh nhau thả ưng, đá gà đua chó,
hát kịch nơi nhà ngói, trò vui thanh nhã… cả đời này, làm thế nào
quên nổi hoan lạc buổi phồn hoa đó?

Hoa Trụ nhìn lão, dường như thấy được tâm tư lão, cười nhạt,

nói: “Xem thần sắc trên mặt Triệu lão tựa như đang nhớ lại cái

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.