Tiếng tiêu ngân vang, người dưới lầu sững sờ. Có người thấp
giọng khen: “Tiếng tiêu thật hay.”
Lại có người nói: “Ngô Tứ của Bán Kim đường đang ở trên lầu,
nếu không, lấy đâu ra tiếng tiêu hay thế?”
Người bên cạnh mặt lộ vẻ mong đợi, nhắc: “Im lặng.”
Tạp âm không còn, tiếng tiêu càng trong, hòa vào sương khói
trên dòng nước còn vương ánh chiều tàn, khiến làn sương khói
càng thêm ngưng tụ. Chính vào lúc chúng nhân hoàn toàn chưa để ý,
chưa có sự phòng bị, Tiêu Như đã dựa vào âm vận mà cất tiếng ca:
“Tửu bãi dĩ khuynh đồi…”
Tiếng ca trong sáng, tịch dương, ngói thẫm, người qua đường,
mái khách điếm, muôn dạng cảnh vật dường như đều tự động làm
nền, từng thứ từng thứ bập bềnh, tôn lên tiếng ca của nàng. Bởi
thế tiếng ca tuy trong vắt nhưng nhờ lớp nền này mà có được sự
hồn hậu. Tiêu Như thiện nghề ca hát, thanh âm của nàng không
hoàn toàn dựa vào âm vận của tiếng tiêu mà thành, mà lúc thì quấn
quýt, lúc thì rời xa, trong quấn quýt hiện bề thủ thỉ, lúc rời xa rõ
tiếng lảnh cao. Ngô Tứ quả thực đã thổi ra tiếng tiêu hay tuyệt, lúc
nhẹ lúc sâu, đều trúng vào chỗ quan trọng. Chỉ nghe Tiêu Như hát
rằng:
“Tửu bãi dĩ khuynh đồi, thu thủy trường thiên chiết dực phi,
mạc đạo phong ba thê vị ổn… thê vị ổn, đình bôi, vân khởi giang hồ
nhất nhạn khôi. Tương vọng dĩ tương vi, ngũ huyền vô tình tín thủ
huy. Nhược đáo Hoài biên lương dạ lãnh… lương dạ lãnh, phi y, dữ
thùy tương bạn dữ thùy quy?”
(Rượu hết chén đà nghiêng, sông thu tầng không gãy cánh bay.
Chớ bảo phong ba đậu không vững, ngừng chén, mây nổi giang hồ
bóng nhạn kêu. Ly biệt ngoảnh nhìn nhau, ngũ huyền vô tình tiện