cho đến hết bậc cao đẳng, rồi Annaolis (
), rồi vài tuần nghỉ, rồi Hải quân,
bây giờ nó nên người và thuộc về kẻ khác. Nội ngày hôm nay bà phải gởi
điện chúc mừng hai đứa mới được. Trước đây bà luôn miệng bảo rằng một
khi Adam sống tự lập được rồi, bà sẽ bỏ nghề y tá, nhưng rồi bà vẫn tiếp
tục làm việc. Và chẳng cần phải thúc giục, cái ngày về hưu cũng gần kề rồi.
Bà cất bức thư và tấm ảnh vào túi rồi cầmlấy cái bút, nắn nót viết thêm :
tiêu chảy kèm ói mửa nhẹ. Bác sĩ khám bệnh: Reubens.
*
Tại khoa Phụ sản trên tầng bốn không thể đoán trước được vào lúc nào
trong ngày sẽ yên tĩnh. Trong khi rửa tay chuẩn bị vào phòng sinh cùng với
hai bác sỉ sản khoa khác, bác sĩ Charles Dornberger thầm nghĩ : bọn trẻ sơ
sinh có cái thói quen làm khổ thiên hạ là rủ nhau đến ồ ạt cùng một lúc.
Thường cả hàng mấy giờ, thậm chí mấy ngày liền bầu không khí rất êm ả,
các cháu thong thả ra chào đời Và rồi đột nhiên cơn lốc ập tới, hàng chục
đứa đòi lọt lòng mẹ cùng một lúc. Cảnh náo nhiệt ấy đang diễn ra ngay lúc
này đây.
Bác sĩ Dornberger sẽ đỡ cho một bà da đen mập mạp lúc nào cũng tươi
cười, sắp sinh đứa con thứ mười. Bà đến bệnh viện trễ và gần kíp giờ sinh,
nên được phòng Cấp cứu chuyển ngay vào đây bằng băng ca. Trong khi rửa
tay, bác sĩ Dornberger nghe được một mẩu đối thoại giữa bà và anh sinh
viên thực tập nội trú hộ tống bà đến khoa Phụ sản.
Tất nhiên, như trong mọi ca cấp cứu khác, người hộ tống yêu cầu mọi
người ra khỏi thang máy dưới tầng trệt.
- Mọi người sang trọng ở dưới kia phả i ra khỏi thang máy vì tôi - Bà ta
nói - Ồ, suốt đời tôi chưa hề cảm thấy mình quan trọng như thế bao giờ...”
Tới đây Dornberger nghe thấy anh sinh viên thực tập bảo bà nằm nghỉ thôi.
Lập tức có tiếng đáp :
- Con bảo má nằm nghỉ hả con ? Thì má đương nghỉ đây mà. Mỗi lần
đến phòng sanh là má được nghỉ khỏe cả người. Chỉ có lúc này là thoát
được cái nợ rửa chén đĩa, giặt giũ, nấu nướng. Ôi, má mong sao được đến
đây hoài hoài, coi như được đi nghỉ mát vậy đó. Bà ngừng một lát vì cơn