tin.
- Anh hỏi Joe Pearson thì hơn.
- Cần gì phải rắc rối thế, anh cho tôi biết được mà - O,Donnell bình tĩnh
yêu cầu - Dù sao bà ta cũng là bệnh nhân của anh.
Im lặng. Một lúc sau, giọng nói trong trẻo lại vang lên :
- Thôi được. Khối u lành. Nhưng phải mất hai tuần rưỡi mới biết được
điều ấy. Pearson rề rà mãi mới đưa nó vào kính hiển vi.
- Sao anh không nhắc ông ta ?
- Nhắc cả năm, sáu lần rồi đấy chứ. Tôi mà không thúc thì ông ta còn
ngâm lâu hơn nữa.
- Chính vì thế mà anh giữ bà Bryan lại... ba tuần ?
- Chứ sao? - Reubens đổi sang giọng mỉa mai - Chẳng lẽ anh bảo tôi phải
cho bà ta xuất viện ngay ?
Reubens chua chát về chuyện này là có lý do. O’Donnell nghĩ thầm. Rõ
ràng là anh ta bị đẩy vào chỗ khó xử. Cho bệnh nhân xuất viện thì có thể sẽ
phải gọi lại để mổ tiếp, như trường hợp của Bill Rufus. Trái lại, bệnh nhân
còn nằm viện ngày nào là còn thêm gánh nặng tiền bạc cho gia đình.
O’Donnell nói:
- Tôi có bảo anh gì đâu. Chỉ hỏi cho biết thế thôi.
Reubens vẫn chưa hết ấm ức :
- Vậy anh nên hỏi thêm mấy người nữa. Chuyện xảy ra không phải với
riêng tôi đâu. Anh biết trường hợp của Bill Rufus rồi phải không.
- Tôi có biết, nhưng cứ tưởng từ đó đến nay sự thể khá hơn rồi.
- Nếu có khá hơn thì không phải như anh thấy đâu. Anh nghĩ sao về
chuyện tiền bạc với bà Bryan ?
- Có lẽ phải bó tay thôi. Dù sao bà ta cùng nằm ở đây những ba tuần lễ.
Tài chính bệnh viện eo hẹp lắm: anh biết đấy.
O’Donnell nghĩ bụng không biết anh chàng Reubens này sẽ phản ứng ra
sao khi được yêu cầu đóng góp sáu nghìn đô la vào ngân quỹ bênh viện.
- Tệ quá ! Chồng bà ta chẳng khá giả gì, thợ mộc thì phải. Tiền bảo hiểm
cũng chẳng có. Sau vụ này họ sẽ khốn đốn không biết đến bao giờ.