LỜI HỨA VỀ MỘT CÂY BÚT CHÌ - Trang 109

Bob giải thích rằng tổ chức của anh có một kiến trúc sư người

địa phương tên là Somlath phụ trách luôn các nhân viên, và sau khi
chính quyền phê duyệt các kế hoạch xây dựng, tiền chỉ xuất khỏi
tổ chức để trả lương cho nhân công và mua vật liệu xây dựng trực
tiếp từ những nhà cung cấp với mức giá địa phương. Họ bỏ qua các
nhà thầu và tự mình thực hiện tất cả các công việc. Tôi thậm chí
không biết là chúng tôi có thể làm thế.

Khi Bob đề nghị để kiến trúc sư Somlath đưa tôi đến thăm một

số ngôi làng mà họ đang xem xét xây dựng trường, tôi đồng ý ngay.
“Tôi muốn cậu đến thăm làng Phayong,” Bob nói. “Chúng tôi đã
muốn xây dựng trường ở đó từ nhiều năm nhưng hiện đang thiếu
tiền.”

Vài ngày sau, tôi ngồi trên một chiếc tuk-tuk với Somlath và

mất bốn giờ đi về phía Bắc để đến Phayong. Somlath cho hay,
vào mùa mưa từ tháng Sáu đến tháng Chín, những trận lở đất
cuốn đi cả con đường ven sườn núi, khiến Phayong bị cô lập hoàn
toàn với thế giới bên ngoài. Tại một số điểm trên hành trình dài
đến làng, chúng tôi phải nhảy ra khỏi xe tuk-tuk để đẩy nó lên đồi.
Chúng tôi đẩy hết sức, với hy vọng thêm chút lực đẩy của chúng tôi,
chiếc xe có thể tiếp tục bon bon, còn chúng tôi không bị mắc kẹt
giữa chốn hoang vu này. Ơn trời, việc đó có kết quả, và chúng tôi
đến làng ngay trước khi mặt trời lặn.

Toàn bộ dân làng đều ở trong những túp lều tre và không có

điện. Trẻ em trần truồng lang thang, còn các bà mẹ địu những bé
con trên lưng. Một nửa dân làng Phayong, khoảng 500 người là người
dân tộc H’Mông, nửa còn lại là người Khơ Mú. Dù sinh sống và làm
nông gần nhau, nhưng họ không thể giao tiếp bởi mỗi bên đều nói
một ngôn ngữ riêng. Cơ hội duy nhất về một tương lai thống nhất
là giáo dục. Ở giữa làng là căn nhà một gian nhỏ với những tấm gỗ
mục nát và mái tôn đã rỉ sét.

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.