thiện, tôi chẳng thể nào thay đổi được cuộc sống của ai. Nhưng
thông qua hành động nhỏ là trao cho một đứa trẻ một cây bút chì,
niềm tin cố hữu ấy đã vỡ tan. Tôi nhận ra rằng ngay cả những
con sóng lớn cũng bắt đầu từ những gợn sóng nhỏ. Đây là việc
mình cần làm, tôi nghĩ, thay vì cho tiền hoặc chẳng gì cả, mình sẽ
cho tụi nhóc mà mình gặp trên đường những cây bút.
Ngày hôm sau, chúng tôi lên đường đến Varanasi với hàng chục
sinh viên khác và một số giáo sư hướng dẫn trong độ tuổi 50-60
trong chuyến đi năm ngày. Chúng tôi đến Varanasi vào dịp nơi đây
đang diễn ra lễ Shivratri, lễ hội tôn vinh vị thần Shiva
, thần cải
biến, của người Hindu. Hàng trăm ngàn người đã đổ về thành phố
mừng sự kiện linh thiêng này. Chúng tôi lên kế hoạch sẽ đi ngắm
hoàng hôn trước, sau đó mới đi ngắm bình minh vào sáng hôm sau,
và chúng tôi có thể sẽ được chứng kiến cảnh mọi người hỏa thiêu thi
thể trên sông Hằng trong chuyến đi ngắm bình minh. Hướng dẫn
viên của chúng tôi, Vanay, là một người vô cùng sùng đạo. Trong
chuyến đi ngắm hoàng hôn, anh giải thích rằng nếu được hỏa
táng trên bờ sông Hằng, người chết sẽ được đưa thẳng lên cõi niết
bàn ở thế giới bên kia. Nhưng lễ hỏa táng bên bờ sông rất đắt
tiền, và hầu hết mọi người đều không đủ khả năng để làm trọn lễ
– vì thế những người nghèo thường bọc vải thi thể của người thân và
thả nổi xác xuống sông. Sáng hôm sau, chúng tôi sẽ được thấy cảnh
này.
Nhóm người đi thăm hôm trước tặng chúng tôi một bức đẹp tuyệt
đẹp chụp cảnh bờ sông trong ánh nến lung linh, nhưng tôi không
muốn trải nghiệm cảnh tượng này qua ống kính của chiếc máy
ả
nh. Tôi muốn đắm mình trong nó. Tôi muốn tắm mình trong
làn nước đó như người dân địa phương.
Tôi hỏi Vanay, “Nó bẩn đến mức nào?”