LỜI HỨA VỀ MỘT CÂY BÚT CHÌ - Trang 90

Khăn. Những ngôi chùa cổ xưa nằm cạnh các kiến trúc thuộc địa
Pháp. Những nhà sư mặc áo choàng màu vàng nghệ đi khất thực
trên đường vào lúc bình minh, trẻ em đạp xe trên những con đường
lởm chởm, tay cầm những chiếc ô màu hồng để che nắng và thời
gian dường như ngừng lại ở nơi đây. Ngay lập tức, tôi bắt đầu gọi
nơi đây là “vùng đất vạn nụ cười”. Trong đời mình, tôi chưa bao giờ
gặp những con người hồn hậu đến thế.

Nhưng ngoài phong cảnh thôn dã và con người tuyệt vời mà tôi đã

gặp, thì thực tế khắc nghiệt là hầu hết các gia đình ở nông thôn
đều sống trong những túp lều tre, họ ít hoặc hầu như không được
học hành gì. Nhiều người sống bằng số tiền chưa đến 2 đô-la
mỗi ngày. Cái nghèo bủa vây và hiện hữu khắp nơi trên vùng đất
này nhưng tôi phải bắt đầu từ một nơi nào đó cụ thể. Tôi phải tìm
được một ngôi làng để xây dựng ngôi trường đầu tiên.

May mắn thay, TC quen biết rất nhiều quan chức tại Sở Giáo

dục Luang Prabang, và anh đưa tôi đến gặp họ. Họ rất tử tế và lịch
thiệp, nhưng không ai nói được tiếng Anh. Khi họ gặp khó khăn
trong việc phát âm tên họ của tôi, tôi quyết định đơn giản việc đó
bằng cách sử dụng hai chữ cái đầu tiên trong tên họ của mình. “Cứ
gọi tôi là AB, như trong A, B, C, D ấy,” tôi nói. TC dịch, và tôi thấy
họ vui mừng ra mặt. Họ cung cấp cho chúng tôi danh sách 10 làng
có nhu cầu lớn nhất, trong đó gồm các thông tin như cần bao
nhiêu lớp học, độ tuổi của học sinh và nhà các em xa thị trấn đến
mức nào.

Đến ngày cuối cùng tôi ở Lào, chúng tôi vẫn cần đến thăm ba

ngôi làng nữa trong danh sách. Tôi muốn tận mắt thấy các lớp học
hiện tại, gặp gỡ các em nhỏ, những đứa trẻ có thể đang học tại những
trường hiện có đó và cả những đứa không. Nhưng hôm đó là Chủ
nhật, vậy nên chẳng có lớp học nào.

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.