cái làng biển Cát toàn những người vô sản chuyên chính biết chưa? Năm
Mộc nói sai lẽ ra phải nói vô sản chân chính!". Từ bàn chủ tọa Năm Hường
vỗ tay tán thưởng. Năm Mộc vỗ tay theo tự tán thưởng mình. Kế đó. như
loại pháo nổ chuyền mọi người có mặt trong cuộc họp đều vỗ tay. Cả mấy
bà gìà điếc cũng vỗ tay nữa. Năm Hường lấy biểu quyết và mọi người đã
biểu quyết một trăm phần trăm kết luận ta là kẻ bóc lột phải đi kinh tế mới
cải tạo mình qua lao động chân tay. Ôi buồn lòng ta biết bao. Bao năm qua
ở làng biển Cát này ta đi biển lặn xuống biển cả nghe luồng cá quăng lưới
đem cá về bờ... chẳng được coi là có lao động chân tay nữa. Ta đã phải ra đi
chỉ vì một cái tội rất lớn cái tội có nhiều tiền!
Mặt trời sắp chìm ngang mặt biển xanh. Cái mùi tanh tanh mằn mặn
của làng biển xông vào mũi Hai Thìn đáp lên môi anh. Nó khác cái mùi
ngai ngái của ruộng rẫy cái vị ngọt đượm của nước suối rừng đồng bằng. Ở
nơi ấy giờ này tất cả đã ngưng làm việc chuẩn bị đón một đêm tối buồn hiu.
Dế nỉ non. Ếch nhái nỉ non. Người ngồi than thân trách phận. Những ngọn
đèn dầu leo lét mà người ta không dám vặn bấc cao ngọn lửa run rẩy hấp
hối. Ở nơi ấy chắc Lài đã lo cơm nước cho hai đứa con xong xuôi ba mẹ
con thế nào cũng nói với nhau về chuyến đi của anh.
HAI
- Anh là vua biển?
Người thanh niên ngồi sau bàn hỏi ngay khi Hai Thìn còn đứng. Giọng
hỏi của anh ta không mấy thiện cảm với anh. Hai Thìn biết vậy nhưng anh
không thể để bị coi thường. Anh tự kéo ghế ngồi rồi mới chịu trả lời:
- Phải! Tôi là vua biển!
- Ai cho anh tự xưng là vua biển?
Năm Mộc đứng sau lưng người thanh niên đế theo:
- ...tự xưng là vua biển! ... M... mày nên nhớ vua chúa là giai cấp bóc
lột thời phong... phong kiến! Mày là vua biển vậy mày là kẻ bóc lột. Trong
chế độ ta người lao động...
Hai Thìn cười mũi ngắt ngang lời Năm Mộc: