LỜI NGUYỀN LÂU LAN - Trang 229

chữ cứ thế toát ra khỏi miệng. Tuy Bạch Bích không biết “Đất hoang” mà
bà đọc có đúng từng câu từng chữ không, nhưng chí ít cô cũng có thể hiểu
được ý nghĩa của nó. Giọng của nữ thi sĩ có chút nam tính, trầm và nồng
hậu. Những khi cần phải kéo dài giọng ra bà có thể vận dụng một cách
thoải mái hơn, đặc biệt là mấy câu: “Đốt à, đốt à, đốt à, ông chủ ơi hãy cứu
tôi, ông chủ ơi cứu tôi!” Những từ liên tiếp như thế, giống như ngọn lửa
đang cháy ngùn ngụt, từ trong miệng tuôn ra. Bạch Bích nghe thấy trong đó
bao hàm cả tình cảm của người đọc, đó là một thứ tình cảm tuyệt vọng, cô
lập tức liên tưởng đến việc nữ thi sĩ đã nhiều lần tự hào kể lại sự kiện tự tử
vì tình kinh thiên động địa năm ấy của mình. Có lẽ lúc đó bà cũng tuyệt
vọng như thế. Còn bây giờ sự tuyệt vọng đó hình như cũng bắt đầu trùm lên
trái tim của Bạch Bích. Cho đến những câu thơ cuối cùng, Bạch Bích đã
như được tận mắt nhìn thấy thế giới hoang lạnh của cõi tâm linh từ trong
giọng đọc của nữ thi sĩ.

Bài thơ đã đọc xong từ lâu, nhưng Bạch Bích vẫn chìm đắm trong

giọng đọc của nữ thi sĩ, phải một lúc sau mới từ từ hồi phục trở lại, cô
khâm phục nói:

- Cô đọc hay quá, giọng cô có thể đọc thơ trên đài được đấy!

- Đã không còn được như xưa nữa, mười mấy năm trước, cô đã từng

đọc thơ của mình trên đài. - Nữ thi sĩ thờ ơ nói.

Bạch Bích nhìn sang mẹ, bỗng cô phát hiện thấy mắt bà đang nhìn bất

động về phía xa, cô nghĩ bà cũng đang chìm đắm trong những câu thơ trong
“Đất hoang”.

- Mẹ, mẹ! - Bạch Bích gọi.

Mẹ Bạch Bích bỗng có biểu hiện bị kích động bà như bị cảm nhiễm

bởi những câu thơ vừa rồi. Bạch Bích nhìn dáng mẹ, cô bỗng cảm thấy bất
an, lẽ nào “Đất hoang” khi nãy lại nhắc bà nhớ lại điều gì. Trong khi cô

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.