điều khiến ông sợ hãi chính là vì, tại sao Ngũ phân liên sách chướng* bố trí
bên ngoài cổng chính lại không thể ngăn cản được bóng đen? Tại sao Điên
phốc đạo** ở viện thứ nhất lại bị vô hiệu hóa? Tại sao con đường Rồng
vờn đá tảng*** tại viện thứ hai lại để bóng đen dễ dàng lọt qua mà tiến sát
đến thư phòng? Kinh ngạc hơn nữa là mấy nhân khảm**** ở dãy nhà trên
và căn lầu phía đông tại sao lại không hề có chút phản ứng? Trong ông giờ
chỉ còn lại chút hy vọng mong manh vào nút Móng đạp bươm bướm*****
ở cửa thư phòng.
* Có nghĩa là chướng ngại làm bằng năm loại dây thừng nối liền, tức hệ
thống chướng ngại vật được làm từ dây thừng nối liền với nhau, tạo thành
các hình dạng thẳng, nghiêng, đan chéo, gấp khúc, vòng vèo, được liên kết
với nhau vô cùng tinh xảo. Nếu có người bị lọt vào trong đó, sẽ bị các thiết
kế này khiến cho hoa mắt chóng mặt, một sợi dây thừng dường như biến
thành năm sợi dây thừng, không tìm được chỗ đặt chân.
** Tức là con đường gập ghềnh, trên mặt đường, bồ trí liên tiếp bốn cạm
bẫy bí mật rất khó phát hiện nối liền nhau; bước thứ nhất bố trí cơ quan
lăn sang bên cạnh, bước thứ hai bố trí cơ quan xoáy tròn, bước thứ ba bố
trí cơ quan trượt về phía trước, bước thứ tư thiết kế cơ quan chắn cản. Cần
phải bước đi theo phương pháp “một dừng hai điểm ba vượt bốn xoay”
mới có thể vượt qua, nếu không sẽ bị ngã đến sứt đầu mẻ trán, gãy xương
đứt gân.
*** Nguyên văn là “Đại thạch long hành nhiễu”, tức là lối đi như rồng
cuộn quanh đá tảng, là chướng ngại vật làm bằng đá, bố trí theo phương
pháp Kỳ môn Độn giáp, tương tự như Bát trận đồ, giống như rồng thần
thấy đầu mà không thấy đuôi, đi vòng vèo quanh các tảng đá, tựa như thân
rồng uốn lượn, mây mủ lớp lớp, đi mãi vẫn không thể đi tới đích.
**** Khảm, hay khảm tử, là thuật ngữ mà các môn phái trong giang hồ
dùng để gọi các bố cục Kỳ môn Độn giáp, cơ quan cạm bẫy. “Nhân khảm”
là dùng người sống làm bẫy, có thế hiểu là dùng người mai phục, ngăn
chặn, vây giết.