Lỗ Ân mở toang tất cả cửa sổ trên lầu, sau đó ông ngồi khoanh chân trên
giường. Viên lâm ở Cô Tô có một kiểu kiến trúc gọi là “phủ nguyệt” (cúi
đầu ngắm trăng), tức là xây một căn lầu, hoặc đình, hoặc mái hiên ở một vị
trí thích hợp, kết cấu mở thông bốn mặt, dùng để ngắm trăng. Vì vậy mới
có câu “trăng thanh gió mát không tốn tiền mua”. Nhưng tại sao lại gọi là
“phủ nguyệt”? Vì khi ngắm trăng không cần phải ngẩng đầu lên trời cho
mỏi cổ. Trăng để ngắm không phải trăng trên trời, mà là trăng dưới nước.
Bố cục kiến trúc vô cùng khéo léo, chỉ cần ngồi yên một chỗ, hơi cúi đầu là
ngắm được vầng trăng phản chiếu xuống mặt nước cạnh lầu.
Căn gác này là gác Quan Minh, không biết có phải là ngắm được cả mặt
trăng và mặt trời hay không? Hay là có ý gì khác? Nhưng mặc kệ nó có ý
nghĩa ra sao, Lỗ Ân đã hiểu rất rõ, thứ mà mình đang muốn quan sát là cái
gì.
Lỗ Ân vẫn ngồi trên giường, chỉ hơi di chuyển một chút, vì ở vị trí ban
nãy ông phát hiện ra điều gì đó bất thường. Nhưng ông không rời khỏi
chiếc giường, ông tin chắc phán đoán của mình là chính xác. Vì ông đã
hiểu được ngụ ý của câu đối “Bổng thủy tẩy ngọc; đề trúc bạt kim liên”.
Mặc dù câu đối miêu tả cảnh tượng hái ngó sen, nhưng thực chất lại ám chỉ
cảnh phòng the của nam nữ. Vừa diễn cảnh phòng the vừa ngắm nhật
nguyệt, còn có thể là ở đâu? Chắc chắn chỉ có thể là ở trên giường trong
gác Quan Minh.
Lỗ Thịnh Nghĩa cũng đã hiểu được đôi câu đối. Vế trên viết “bổng thủy”,
là có Thủy; “ngọc ngẫu” ngọc là đá, đá thuộc Thổ, có Thổ. Vế dưới viết
“đề trúc”, trúc thuộc Mộc, có Mộc; “kim liên”, có Kim. Câu đối này có
Kim, Mộc, Thủy, Thổ, còn thiếu Hỏa; mặc khác, khung cảnh miêu tả trong
đôi câu đối, bốn hành đều không tách rời ao, phải chăng dưới ao có ẩn tàng
Hỏa?
“Gác Quan Minh”, dường như bên tai Lỗ Thịnh Nghĩa lại vẳng lên tiếng
lẩm bẩm của Lỗ Ân. Đúng vậy, được Hỏa sẽ sáng. Nhìn thấy ánh sáng, sẽ