giữa hai chân, một chân cố gắng tiến thật xa về phía trước. Thế đi này trong
“Độn giáp – Vô kế thiên”(*) gọi là “thạch sùng bò ngược”, ưu điểm là nếu
không may giẫm phải khảm, nút, hay chạm lẫy lọt bẫy, thì cơ thể vẫn chưa
di chuyển đến nơi, nên chưa bị tổn thương đến chỗ hiểm, vẫn còn cơ hội
thoát ra. Ngoài ra, nếu chẳng may bị khảm diện khóa chặt, khi vạn bất đắc
dĩ vẫn có thể học cách thạch sùng đứt đuôi, tự cắt chân để bảo toàn tính
mạng.
(*) Là trước tác của một tú tài cuối đời Minh, người Chiết Giang, không
rõ tên tuổi, chỉ biết tên hiệu là “Tuyên Lạc Sơn Nhân”. Thực chất những
nội dung trong sách không phải do ông viết ra, mà chỉ là thu thập chỉnh lý
các phương pháp vận dụng Kỳ môn Độn giáp từ thời cổ cho đến đương
thời. Còn nội dung của “Vô kế thiên” viết những phương pháp bỏ nhỏ giữ
lớn, cách bỏ trốn để bảo toàn tính mạng, thậm chí quay đầu phản kích
trong những tình thế cấp bách không còn kế gì có thể thi triển.
Lỗ Thịnh Nghĩa đã lọt thỏm vào trong lòn hang tối mịt, giống như bị
nuốt chửng bởi chiếc miệng há hốc của một con quái thủ khổng lồ.