dọc sau lưng cũng nhanh chóng bật mở, lại thêm năm dãy thương nhọn
hoắt lao ra.
Đây là một khảm diện cổ điển cực kỳ lợi hại, có tên là “đâm trong hộp”.
Nó lợi dụng những vị trí và hoàn cảnh đặc biệt, đẩy con người vào chỗ
giống như bị nhốt trong hộp kín, sau đó phóng ám khí khắp ba bề bốn bên
mà đâm chết. Thời Đường Võ Chu(*) , Thái Bình công chúa từng thiết kế
kiểu khảm diện này tại lầu Thị Phật, nơi cất giấu những bí mật của bà ta.
(*) Tức thời kỳ Võ Tắc Thiên (624 – 705) xưng đế cai trị triều Đường,
đổi tên nước là Chu, nên sử sách mới gọi thời kỳ này là Đường Võ Chu.
Trong “Đại Chu công chúa tục ký”(*) có viết: “Ngầm xây lầu Thị Phật,
rất bí mật, người ngoài không thể lên được, trên cầu thang có bố trí cạm
bẩy đâm trong hộp”.
(*) Một bộ dã sử giả tưởng, do Thân Sắc người đời Minh viết ra. Thân
Sắc đồng âm với “thanh sắc”, có lẽ là tên giả. Trong sách có rất nhiều
đoạn miêu tả chi tiết về cảnh tượng dâm loạn và giết chóc. Cuốn sách từng
thịnh hành một thời gian vào khoảng giữa triều Minh, nổi tiếng không kém
“Kim Bình Mai”. Đến đầu đời Thanh còn được tái bản đến mấy lần. Về
sau này không biết nội dung nào trong sách đã trở thành điều cấm kỵ của
giới quan lại, đến đầu đời Khang Hy đã bị cấm đoán và thiêu hủy.
Từ xưa đến nay, mới chỉ có hai người thoát chết khi trúng phải khảm
này. Người thứ nhất là một tên trộm võ nghệ cao cường đời Tống, hắn
không những có thuật khinh công độc đáo tuyệt luân, mà còn có chiêu rút
xương thu mình trong nháy mắt. Khảm diện vừa động hắn lập tức tung
người lao vụt sang bên cạnh, rút xương thu nhỏ người lách qua khe lan can
thoát được ba mặt phi thương. Người thứ hai là một gã lùn võ công cực kỳ
thâm hậu sống vào đời Nguyên, khi khảm động đã trực tiếp vận lực xuống
chân đạp vỡ ván gỗ mà rơi xuống dưới lầu.
Bởi vậy, từ khi khảm diện này được sáng tạo ra cho đến ngày nay, nó
mới được cải tiến hai lần. Lần thứ nhất là sửa ba bậc cầu thang trên cùng
của nửa khúc cầu thang phía dưới thành “hầm trăm dao ván lật”(*) hay