- Ừ! – Tiếng đáp trầm trầm trong cổ họng.
(*) Giọng Ngô tức phương ngôn vùng Tô Châu, một trong những phương
ngôn chủ yếu của Trung Quốc, với đặc trưng nổi bật là êm ái, dịu dàng,
mềm mại.
Con thuyền lướt đi khá nhanh. Mặc dù chỉ có một gã trai trẻ chèo thuyền,
nhưng nhìn vào cơ thể vạm vỡ và cánh tay cơ bắp nổi cuồn cuộn, có thể
thấy việc chèo chống con thuyền với anh ta là hết sức nhẹ nhàng, chẳng
thấm tháp vào đâu. Thuyền lướt đi rất vững, cách lèo lái cũng hết sức thành
thạo, liên tục luồn lách qua những kẽ hở hẹp ở một bên sông, khéo léo len
qua các chướng ngại vật với một khoảng cách vô cùng sít sao.
Từ trong mui thuyền vọng ra một tiếng “hứ” dài lanh lảnh. Có người
nhận ra anh chàng chèo thuyền đang kheo tài.
Con thuyền lập tức chậm lại chút ít, và trở ra giữa dòng. Từ trong mui
thuyền lại vọng ra tiếng phì cười khe khẽ của cô gái trẻ.
Thuyền lại tiếp tục đi qua dưới cầu Thông Quý, cầu Tinh Kiều, cầu Thái
Vân. Mỗi lần thuyền đi ngang qua một cây cầu, đôi mắt long lanh kia lại
xuất hiện sau tấm rèm, liếc quanh một lượt. Nhưng khi trở vào, câu trả lời
vẫn chỉ là: “Không có”.
Qua cầu Thái Vân, con thuyền lại nhanh chóng ngoặt vào một nhánh
sông nhỏ. Nhánh sông rất hẹp, không rộng hơn con thuyền là mấy, cũng
chẳng biết chảy về hướng nào. Nhà cửa hai bên bờ sông trông khá khang
trang phần lớn đều có hai tầng. Nhưng một điểm khác biệt duy nhất là cánh
cửa sổ của những ngôi nhà này không có chấn song hoa, mà làm bằng gỗ
đặc nguyên tấm. Điểm này hoàn toàn khác biệt với đặc trưng kiến trúc của
vùng Giang Nam, dường như có đôi chút tương tự với phong cách kiến trúc
Tây Nam.
Nhánh sông rất ngắn, mới chỉ đi được chừng sáu bảy chiều dài con
thuyền đã chấm dứt. Nó giống như một ngõ sông, lại là ngõ cụt. Tại điểm
kết thúc, có một ụ đỗ thuyền nhỏ ghép bằng đá. Phía trên ụ đá là một cánh