chi phí giữa các đối thủ cạnh tranh, do khác biệt từ các chi phí cho
học hỏi mang lại.
Cũng như sự gia tăng lợi ích kinh tế theo quy mô, giới hạn thích
hợp cho chi phí của việc học hỏi sẽ là khác nhau trong các hoạt động
giá trị khác nhau. Giới hạn thích hợp này phản ánh những cơ chế đặc
trưng cho việc học hỏi, minh họa cho sự sút giảm chi phí theo thời
gian trong một hoạt động giá trị. Điều này cũng không phải là bất biến
vì những cơ chế cho việc học hỏi là đa dạng và do ảnh hưởng từ sự
lan tỏa. Ví dụ như trong một hoạt động giá trị có sự tác động của việc
học hỏi đến hành vi chi phí thông qua cải tiến hiệu quả làm việc của
người lao động, chi phí của việc học hỏi có thể gắn liền mật thiết với
sản lượng tích lũy của hoạt động đó. Trong trường hợp này, chi phí
cho việc học hỏi sẽ tương quan với quy mô vì quy mô lớn làm cho
học hỏi tích lũy nhanh. Tuy nhiên, nếu học hỏi xuất hiện thông qua sự
giới thiệu các máy móc thiết bị hiệu quả hơn, chi phí của nó phản ánh
chi phí cho sự thay đổi công nghệ trong máy móc thiết bị hơn là sản
lượng của doanh nghiệp. Chi phí học hỏi cũng thay đổi theo thời gian
biểu hay là mức độ đầu tư đã tiêu tốn để điều chỉnh một hoạt động nào
đó. Nếu doanh nghiệp muốn cải thiện vị thế chi phí của mình thì việc
thấu hiểu các cơ chế đặc trưng cho việc học hỏi trong mỗi hoạt động
giá trị và xác định phạm vi tốt nhất cho chi phí của việc này là rất cần
thiết
. Chi phí cho học hỏi thường phải chịu những kết quả kém dần
và do đó nó sẽ suy tàn theo thời gian tại vài hoạt động giá trị nào đó
khi ngành đã đủ trưởng thành.
Bảng 3-1 thể hiện vài phạm vi khác có thể thay thế để đại diện cho
chi phí học hỏi của một hoạt động và được ứng dụng trong các hoạt
động giá trị điển hình.
BẢNG 3-1 Phạm vi điển hình cho sự học hỏi