nhau, tạo tiềm năng mạnh mẽ cho lợi thế chi phí bởi vì các liên kết rất
tinh tế và đòi hỏi sự tối ưu hóa đồng đều hoặc sự điều phối các hoạt
động giá trị thông qua các đường nối mang tính tổ chức. Các đối thủ
thường không nhận ra sự tồn tại của các liên kết này, hoặc không thể
khai thác chúng.
<-> Các liên kết bên trong chuỗi giá trị
Có rất nhiều liên kết bên trong chuỗi giá trị. Những liên kết thường
thấy nhất là liên kết giữa các hoạt động trực tiếp và gián tiếp (ví dụ
như giữa việc gia công cơ khí và bảo trì), hoạt động đảm bảo chất
lượng và các hoạt động khác (kiểm tra và dịch vụ hậu mãi chẳng hạn),
các hoạt động cần được điều phối (ví dụ như logistics đầu vào và vận
hành) và giữa các hoạt động có thể là cách thức thay thế nhau để đạt
được kết quả (ví dụ như quảng cáo và bán hàng trực tiếp, hoặc viết vé
máy bay ngay trên khoang thay vì trên quầy vé hay tại cổng). Để xác
định các liên kết này, cần đặt câu hỏi: “Đâu là tất cả các hoạt động
khác trong doanh nghiệp có hoặc có thể có tác động đến chi phí cho
việc thực hiện hoạt động này?”
Khi các hoạt động trong chuỗi giá trị được gắn kết lại, việc thay đổi
cách thức thực hiện một hoạt động có thể giảm chi phí cho cả hoạt
động đó lẫn tổng chi phí. Và khi chi phí của một hoạt động được cố ý
tăng lên thì điều này chẳng những có thể giảm chi phí cho một hoạt
động khác mà còn làm giảm chi phí cho tổng chi phí. Như đã trình
bày trong Chương 2, các liên kết tạo ra cơ hội giảm chi phí thông qua
2 cơ chế: điều phối và tối ưu hóa. Ví dụ như điều phối tốt hơn các
hoạt động có liên quan như thu mua đầu vào và công tác lắp ráp có thể
làm giảm nhu cầu tồn kho. Tồn kho chính là sự thể hiện điển hình mối
liên kết giữa các hoạt động, và quản lý các liên kết tốt hơn sẽ làm