LỢI THẾ CẠNH TRANH - Trang 24

vì phạm vi và tầm ảnh hưởng của họ đối với người mua, nhà cung cấp
và các đối thủ khác. Đây cũng là lúc mà thị phần lớn của những người
dẫn đầu sẽ chắc chắn một điều rằng: những yếu tố làm thay đổi cấu
trúc ngành sẽ tác động lại ngay chính họ. Sau đó thì người dẫn đầu
phải liên tục cân đối vị thế cạnh tranh của mình để đối phó lại tình
trạng chung của ngành. Những người dẫn đầu này nên có những hành
động để bảo vệ và phát triển cấu trúc ngành hơn là chỉ tập trung tìm
kiếm lợi thế cạnh tranh cao hơn cho chính mình. Những đơn vị đầu
ngành như Coca-Cola và Campbells Soup có vẻ như đã đi theo
nguyên tắc này.


<-> Cấu trúc ngành và nhu cầu của người mua

Người ta thường nói rằng thỏa mãn các nhu cầu của khách hàng là

cốt lõi của sự thành công trong các nỗ lực của doanh nghiệp. Điều này
liên quan thế nào với khái niệm về phân tích cấu trúc ngành? Thực ra,
thỏa mãn nhu cầu của khách hàng là điều kiện tiên quyết cho sự tồn
tại của ngành và các đơn vị trong ngành đó. Người mua sẽ sẵn lòng trả
tiền cho một sản phẩm với giá vượt qua chi phí sản xuất, trong trường
hợp ngược lại ngành sẽ không thể tồn tại trong thời gian dài. Chương
4 sẽ minh họa chi tiết làm thế nào để một doanh nghiệp có thể khác
biệt hóa chính mình nhằm thỏa mãn các nhu cầu của khách hàng tốt
hơn các đối thủ khác.

Thỏa mãn nhu cầu của khách hàng có lẽ là điều kiện tiên quyết cho

khả năng sinh lợi của ngành, tuy nhiên chỉ có vậy thôi thì chưa đủ.
Vấn đề mấu chốt đối với khả năng sinh lợi là các doanh nghiệp có thể
nắm bắt được những giá trị họ sáng tạo ra cho người mua hay không;
hoặc là những giá trị này có thể cạnh tranh được với những giá trị của
những đối thủ khác hay không. Nguy cơ từ những đối thủ mới sẽ

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.