LỢI THẾ CẠNH TRANH - Trang 28

Những chiến lược cạnh tranh tổng quát


Vấn đề trọng tâm thứ hai trong chiến lược cạnh tranh là vị thế tương

đối của doanh nghiệp trong ngành nghề. Định vị doanh nghiệp sẽ xác
định khả năng thu lợi của họ cao hơn hay thấp hơn mức trung bình
của ngành. Một doanh nghiệp có khả năng tự định vị tốt sẽ có thể thu
lợi nhiều hơn ngay cả khi cấu trúc ngành bất lợi và theo đó, khả năng
sinh lợi của ngành cũng khá khiêm tốn.

Nền tảng cơ bản để hoạt động của doanh nghiệp đạt mức trên trung

bình trong dài hạn là lợi thế cạnh tranh bền vững (sustainable
competitive advantage)

[5]

. Cho dù doanh nghiệp có vô số điểm mạnh

và điểm yếu trước các đối thủ khác, tựu trung lại có 2 loại lợi thế cạnh
tranh mà doanh nghiệp có thể sở hữu: chi phí thấp hoặc khác biệt hóa.
Điều quan trọng của bất cứ thế mạnh hay nhược điểm nào của doanh
nghiệp cuối cùng vẫn là việc ảnh hưởng từ những ưu/khuyết điểm đó
đến chi phí và sự khác biệt hóa có liên quan. Lợi thế về chi phí và
khác biệt hóa, đến lượt chúng, lại xuất phát từ cấu trúc ngành, thể hiện
khả năng của doanh nghiệp chống chọi với 5 nguồn áp lực tốt hơn các
đối thủ cạnh tranh.

Hai loại lợi thế cạnh tranh cơ bản này kết hợp với phạm vi hoạt

động của một doanh nghiệp đang theo đuổi sẽ cho phép tạo ra 3 chiến
lược cạnh tranh tổng quát để đạt hiệu quả hoạt động trên trung bình
trong ngành: đó là chiến lược chi phí tối ưu (cost leadership), chiến
lược khác biệt hóa (differentiation) và chiến lược tập trung (focus).
Chiến lược tập trung lại có 2 biến thể: tập trung vào chi phí và tập
trung vào khác biệt hóa. Các chiến lược tổng quát này được thể hiện
trong Hình 1-3.

Mỗi chiến lược tổng quát này liên quan đến một lộ trình cơ bản

riêng biệt để đưa đến lợi thế cạnh tranh, kết hợp với việc lựa chọn lợi

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.