LỢI THẾ CẠNH TRANH - Trang 528

như thế nào và sản phẩm chiếm tỷ lệ bao nhiêu trong tổng số lượng
sản phẩm mà người mua mua vào. Ví dụ, những nhà sản xuất kẹo
dạng thanh mua và sử dụng chocolate khác biệt nhiều so với việc thu
mua của các doanh nghiệp bơ sữa, những doanh nghiệp này sử dụng ít
chocolate hơn và cũng không có nhu cầu về chất lượng của sản phẩm
này. Những khác biệt này có thể ảnh hưởng đến những yếu tố như: độ
nhạy cảm với giá cả của người mua, nhạy cảm với sản phẩm thay thế,
và chi phí để cung cấp cho người mua.


CHIẾN LƯỢC CỦA NGƯỜI MUA (KHÁC BIỆT HÓA SO VỚI

CHI PHÍ TỐI ƯU CHẲNG HẠN) . Chiến lược cạnh tranh của người
mua thường là một chỉ số quan trọng đối với việc sản phẩm được sử
dụng như thế nào, với mức nhạy cảm về giá, và nhiều nội dung khác
nữa. Chiến lược tạo nên chuỗi giá trị của người mua và vai trò của sản
phẩm trong chuỗi đó. Ví dụ, một máy chế biến thực phẩm được khác
biệt hóa đem lại lợi nhuận cao sẽ liên quan nhiều đến chất lượng của
các thành phần trong thực phẩm và sự ổn định, hơn là các nhà sản
xuất với nhãn hàng riêng chỉ cạnh tranh bằng chi phí.

AM HIỂU CÔNG NGHỆ . Sự am hiểu về công nghệ của người

mua cũng có thể là một chỉ số quan trọng cho sự nhạy cảm với khác
biệt hóa và đem lại kết quả là nhạy cảm về giá cả. Ví dụ, những tập
đoàn dầu quy mô lớn có xu hướng trở thành những người mua am
hiểu về những dịch vụ và trang thiết bị trong lĩnh vực dầu khí, hơn là
những công ty độc lập không thuộc tập đoàn nào.

NHÀ SẢN XUẤT THIẾT BỊ GỐC (OEM: Original Equipment

Manufacturer) so với người sử dụng (User). Những OEM (là người

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.