LỢI THẾ CẠNH TRANH - Trang 78

Mỗi doanh nghiệp là một tập hợp của các hoạt động để thiết kế, sản xuất,

bán hàng, phân phối và hỗ trợ sản phẩm của họ. Tất cả các hoạt động này có
thể được thể hiện trong một chuỗi giá trị như Hình 2-2. Chuỗi giá trị của một
doanh nghiệp và phương pháp thực hiện những hoạt động đơn lẻ của doanh
nghiệp phản ánh quá trình lịch sử của doanh nghiệp đó, của chiến lược,
phương pháp triển khai chiến lược và đặt nền móng kinh tế cho bản thân các

hoạt động này

[1]

.

Khả năng tương ứng để xây dựng một chuỗi giá trị chính là các hoạt động

của doanh nghiệp trong ngành của họ (có nghĩa là mỗi đơn vị kinh doanh). Một
ngành – hoặc khu vực của ngành – có chuỗi giá trị rộng lớn, chúng có thể che
đi những nguồn gốc quan trọng của lợi thế cạnh tranh. Mặc dù các doanh
nghiệp trong cùng một ngành có thể có những chuỗi giá trị tương tự nhau,
nhưng các đối thủ cạnh tranh thường có những chuỗi giá trị khác nhau. People
Express và United Airlines cùng cạnh tranh trong ngành hàng không, nhưng họ
có những chuỗi giá trị hoàn toàn khác nhau: thủ tục lên máy bay, chính sách
dành cho phi hành đoàn và nghiệp vụ bay v.v… Những khác biệt trong chuỗi
giá trị của các đối thủ là nguồn gốc cơ bản của lợi thế cạnh tranh. Chuỗi giá trị
của doanh nghiệp trong ngành sẽ phần nào thay đổi để tạo những khác biệt
trong dòng sản phẩm, hoặc những người mua khác, những khu vực địa lý khác,
những kênh phân phối khác. Chuỗi giá trị tại những tập hợp con này của doanh
nghiệp được liên kết chặt chẽ với nhau, tuy thế chỉ có thể hiểu rõ sự liên kết

này trong bối cảnh của sự xâu chuỗi các đơn vị kinh doanh

[2]

.

Trong vấn đề cạnh tranh, giá trị là mức tiền mà người mua sẵn lòng thanh

toán cho những sản phẩm mà doanh nghiệp cung cấp. Giá trị được đo lường
bằng tổng doanh thu, phản ánh sự điều tiết giá cả của sản phẩm và số lượng
đơn vị sản phẩm có thể bán ra của doanh nghiệp. Doanh nghiệp có lời nếu giá
trị mà họ điều tiết vượt quá các chi phí liên quan đến việc tạo ra sản phẩm. Tạo
ra các giá trị cho người mua với chi phí thấp hơn giá trị đó là mục tiêu của mọi
chiến lược tổng quát. Giá trị, chứ không phải là chi phí, phải được sử dụng để
phân tích vị thế cạnh tranh bởi vì doanh nghiệp thường chủ động nâng cao chi
phí để áp đặt mức giá cao thông qua khác biệt hóa.

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.