LỢI THẾ CẠNH TRANH - Trang 788

trong máy chữ điện tử, và những kinh nghiệm có được từ máy chữ lại
chuyển sang sự xâm nhập vào ngành máy in điện tử.

Ba loại hình đa dạng hóa này thường dẫn các doanh nghiệp đi theo

những hướng phát triển khác nhau. Mở rộng phạm vi của sản phẩm
bán cho người mua, kênh phân phối hoặc khu vực địa lý chung
thường liên quan đến những công nghệ và quy trình sản xuất khác
nhau, trong khi mở rộng nhưng với công nghệ và quy trình tương tự
lại mang hàm ý là xâm nhập vào thị trường mới. Tuy nhiên điều này
không phải luôn luôn đúng. Ví dụ, trong ngành hàng điện tử tiêu
dùng, những doanh nghiệp như Sony hoặc Matsushita đã đa dạng hóa
sản phẩm với công nghệ được chia sẻ từ những sản phẩm hiện có. Các
cơ hội cũng có thể đồng thời tồn tại cho mối tương quan thị trường và
sản xuất. Sony và Matsushita (Panasonic) đã phát triển những hoạt
động giá trị được chia sẻ như thương hiệu, tổ chức dịch vụ, nhà máy
và hoạt động thu mua giữa các dòng sản phẩm lớn của mình. Thực ra,
mối tương quan là một trong những nguồn lực cơ bản của họ cho lợi
thế cạnh tranh.

Đa dạng hóa sẽ cho những tiềm năng lớn để tăng cường vị thế tổng

quát của doanh nghiệp nếu như nhiều hoạt động giá trị quan trọng có
thể được chia sẻ. Những người làm đa dạng hóa thành công nhất đã
không cho rằng chiến lược đa dạng hóa theo hướng thị trường, sản
xuất và công nghệ là loại trừ lẫn nhau, mà họ tìm kiếm cơ hội để kết
hợp chúng lại. Trong nghiên cứu của tôi về mối tương quan trong số
75 doanh nghiệp thành công vào năm 1971 và 1981, các công ty công
nghệ cao cho thấy khả năng lớn nhất trong việc đồng thời gia tăng
mối tương quan thị trường, sản xuất và công nghệ. Khi công nghệ
phát triển, doanh nghiệp có thể tìm thêm các mảng khác để tiến hành
đa dạng hóa và khai thác nhiều loại hình khác nhau của mối tương
quan.

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.