LỢI THẾ CẠNH TRANH - Trang 814

quy trình làm cân bằng lợi thế cạnh tranh tổng thể so với những chi
phí bỏ ra, sử dụng các công cụ như trình bày trong Chương 9.


VAI TRÒ CỦA NHÀ QUẢN LÝ NHÓM (GROUP EXECUTIVE)

[6]

Trong quá khứ, vai trò của nhiều nhà quản lý nhóm đôi khi mơ hồ

và chưa rõ ràng để làm việc

[7]

. Những nhà quản lý đơn vị thường là

những nhà chiến lược (strategist) trong nhiều doanh nghiệp đa ngành,
trong khi người quản lý nhóm lại là người đánh giá lại (reviewer). Kết
quả là nhiều nhà quản lý nhóm cảm thấy họ thường nhận được nhiều
phàn nàn mà lại ít khen ngợi về hiệu quả hoạt động của nhóm.

Nhiệm vụ quan trọng nhất của quản lý nhóm là xác định và đạt

được mối tương quan cả bên trong và bên ngoài nhóm của mình.
Trong một nhóm với những mối tương quan quan trọng, quản lý nhóm
phải trở thành nhà chiến lược. Tuy vậy “chiến lược nhóm” thường mơ
hồ trong nhiều doanh nghiệp đa ngành. Nhà quản lý nhóm có xu
hướng thể hiện hành vi như người quản lý danh mục sản phẩm dịch
vụ thu nhỏ, cân bằng nhu cầu về vốn giữa các đơn vị kinh doanh. Khi
có mối tương quan, khái niệm này về vai trò của quản lý nhóm trở nên
không còn đúng nữa. Chiến lược nhóm cần vượt qua sự tổng hợp các
chiến lược từ các đơn vị độc lập, bao gồm cả chiến lược theo chiều
ngang bao hàm các đơn vị đó. Như vậy chiến lược nhóm không phải
dùng để thay thế nhu cầu có chiến lược của các đơn vị, mà là để tích
hợp lại các chiến lược đó.

Để đạt được mối tương quan, nhà quản lý nhóm cần phải có quyền

lực cao nhất để có thể điều chỉnh được chiến lược của các đơn vị kinh
doanh. Hơn thế, quản lý nhóm phải sẵn sàng khởi động chiến lược
theo chiều ngang cũng như phản hồi những đề xuất từ các đơn vị kinh
doanh. Vì những lý do đã trình bày trên đây, các đơn vị hoạt động độc

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.