LỢI THẾ CẠNH TRANH - Trang 91

thế cạnh tranh của doanh nghiệp. Thí dụ như: nếu quản lý đơn đặt
hàng là cách quan trọng để doanh nghiệp tương tác với người mua thì
hoạt động này nên được xem là marketing. Tương tự như vậy, nếu
điều phối nhập và xuất nguyên liệu được thực hiện bởi cùng một
nguồn nhân lực với các tiện ích như nhau thì cả hai hoạt động giá trị
này nên được kết hợp lại thành một và xếp vào vị trí đúng với ảnh
hưởng cạnh tranh mạnh nhất. Các doanh nghiệp thường có lợi thế
cạnh tranh khi họ định nghĩa lại vai trò của các hoạt động truyền
thống – ví dụ VETCO, nhà cung cấp thiết bị cho ngành dầu khí sử
dụng việc huấn luyện cho khách hàng như một công cụ marketing và
là cách để xây dựng các chi phí chuyển đổi

[6]

.

Mọi hoạt động của doanh nghiệp đều nên được sắp xếp vào loại

hoạt động sơ cấp hoặc hỗ trợ. Các hoạt động giá trị có thể được tùy ý
sắp xếp vào nhóm, loại hình của chúng và sự lựa chọn này phản ánh
những hiểu biết sâu sắc về hoạt động kinh doanh. Việc “dán nhãn”
cho các hoạt động trong ngành dịch vụ thường gây ra lúng túng bởi
vận hành, marketing và hỗ trợ sau bán hàng thường gắn liền một cách
mật thiết với nhau. Sắp xếp những hoạt động nhìn chung nên được
làm theo quy trình, nhưng việc sắp xếp này cũng cần được xem xét và
phê bình. Thông thường các doanh nghiệp thực thi những hoạt động
song song nhau và trật tự của chúng cần được chọn lựa để tăng cường
tính minh bạch theo trực giác của chuỗi giá trị trước các nhà quản lý.

<-> Những mối liên kết bên trong Chuỗi giá trị


Mặc dù những hoạt động giá trị là những mảng bộ phận sẵn có cấu

thành nên lợi thế cạnh tranh nhưng chuỗi giá trị không chỉ là một tập
hợp của những hoạt động độc lập mà là một hệ thống của các hoạt
động đó. Mối liên kết ở đây chính là quan hệ giữa phương pháp thực

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.