lược phòng thủ. Khi đó, chiến lược phòng thủ sẽ hiệu quả hơn về chi phí do
việc doanh nghiệp phòng thủ tập trung được các khoản đầu tư vào những nơi
cần thiết nhất.
Các chiến thuật phòng thủ (defensive tactics)
Chiến lược phòng thủ nhắm tới việc gây ảnh hưởng lên những tính toán của
người thách thức về kết quả kỳ vọng của việc thâm nhập hay tái định vị, làm
cho người thách thức đi đến kết luận rằng hành động của họ là không hiệu quả;
hoặc chọn một chiến lược tấn công khác có tính đe dọa ít hơn đối với doanh
nghiệp phòng thủ. Để đạt được mục tiêu chiến lược này, doanh nghiệp phòng
thủ áp dụng nhiều chiến thuật khác nhau. Đa số chiến thuật đều tốn kém, làm
giảm khả năng sinh lời của doanh nghiệp phòng thủ trong ngắn hạn để hướng
tới tính bền vững về vị thế cạnh tranh trong dài hạn. Tuy nhiên, dù thế nào thì
các doanh nghiệp vẫn không thể loại trừ hoàn toàn những đe dọa tấn công từ
các đối thủ được. Vì thế, một doanh nghiệp phòng thủ cần thực hiện đầu tư làm
sao để giảm nguy cơ bị tấn công xuống một mức hợp lý, cân bằng giữa rủi ro
bị tấn công và chi phí phòng thủ.
Có ba loại chiến thuật phòng thủ trong bất kỳ chiến lược phòng thủ nào, đó
là:
° Tăng các rào cản về cấu trúc
° Tăng khả năng sẵn sàng trả đũa trong cảm nhận của đối thủ.
° Hạ thấp tính hấp dẫn của việc tấn công.
Các rào cản về cấu trúc đối với việc tham gia ngành/rời bỏ ngành là nguồn
gốc của những bất lợi về cạnh tranh đối với người thách thức. Ví dụ, nhãn hiệu
cà phê Maxwell House của General Foods có lợi thế về quy mô trong
marketing, do đó những đối thủ thách thức của họ cần đạt tới một thị phần