LỢI THẾ CẠNH TRANH - Trang 981

tập hợp sản phẩm của họ hoặc thực hiện trước một biện pháp
marketing nào đó mà họ nghĩ người thách thức có thể sử dụng sau
này. Các hành động này buộc người thách thức phải đối đầu trực diện
vói doanh nghiệp phòng thủ, thay vì có thể tấn công và chiếm được
một vị trí nhất định, hoặc có thể đặt ra mức giá cao để bù đắp chi phí.
Việc “lấp khoảng trống/kẽ hở” có thể có các dạng thức dưới đây:

° Mở rộng dây chuyền sản phẩm hiện có để loại trừ nguy cơ bị

tấn công ở những sản phẩm bị khuyết. Một ví dụ là việc Seiko mua lại
nhãn hiệu đồng hồ Pulsar để ngăn chặn sự tấn công đối với các sản
phẩm đồng hồ giá rẻ của Citizen và Timex.

° Tung ra các nhãn hiệu với đặc tính và định vị tương tự so với

các nhãn hiệu của người thách thức. Các nhãn hiệu “ngăn chặn” này
sẽ làm tăng các rào cản mà không ảnh hưởng tiêu cực đến vị thế của
thương hiệu chủ chốt của doanh nghiệp phòng thủ.

° Ngăn ngừa việc đối thủ sử dụng các kênh marketing thay thế

bằng việc sử dụng những kênh marketing này trong những sản phẩm
phụ, hay chiến dịch marketing phụ.

° Định giá sản phẩm thấp đối với những sản phẩm gần gũi với

sản phẩm của đối thủ, bằng cách này làm đối thủ nản lòng trong việc
mở rộng sản phẩm tương tự (Chương 7).

° Thúc đẩy những đối thủ cạnh tranh tốt (xem Chương 6) lấp đầy

những lỗ hổng, khe hở về sản phẩm mà không ảnh hưởng đến doanh
nghiệp mình.

Tất nhiên, các sản phẩm và hoạt động marketing phục vụ cho nhiệm

vụ phòng thủ không thể đem lại nhiều lợi nhuận cho doanh nghiệp
như các sản phẩm chủ yếu, giá cả của chúng cũng phản ánh giá trị
phòng thủ mà thôi

[5]

. Tuy nhiên, giá trị phòng thủ nói trên không nhất

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.