° Khuyến khích nhà cung cấp điều chỉnh chuỗi giá trị của họ
nhằm đáp ứng các nhu cầu của doanh nghiệp, tăng chi phí chuyển đổi
của nhà cung cấp để ngăn chặn họ phục vụ những đối thủ mới.
° Ký hợp đồng mua hàng dài hạn nhằm “trói buộc” khả năng sản
xuất và cung cấp hàng của các nhà cung cấp. Coca – Cola đã áp dụng
chiến lược này đối với nguyên liệu Syrupa (ngũ cốc có hàm lượng
fructoza cao) – một chất thay thế đường trong sản xuất nước ngọt, với
chi phí hạ.
Tăng chi phí đầu vào của đối thủ . Đây cũng là một cách làm tăng
cao những rào cản. Đa số cơ hội cho phương pháp này phụ thuộc vào
cấu trúc chi phí của đối thủ cạnh tranh (hoặc đối thủ tiềm năng), sao
cho một thay đổi về giá đầu vào sẽ có ảnh hưởng đến đối thủ nhiều
hơn doanh nghiệp. Một số chiến thuật phổ biến là:
° Tránh quan hệ với các nhà cung cấp có phục vụ cả các đối thủ
hay đối thủ tiềm năng, tăng chi phí của nhà cung cấp này và tránh việc
chuyển những lợi ích kinh tế do quy mô sang cho đối thủ thông qua
nhà cung cấp.
° Tăng chi phí lao động và nguyên vật liệu nếu biết được rằng
những chi phí này chiếm một tỉ lệ cao trong những chi phí của đối thủ.
Chiến thuật này thường được các nhà sản xuất lớn trong ngành bia sử
dụng để đối phó với những nhà sản xuất nhỏ hơn, ít nhà máy tự động
hơn.
Nỗ lực theo đuổi các quan hệ qua lại, hỗ tương . Một doanh nghiệp
thường có thể giảm được chi phí hay tăng cường được khác biệt hóa
bằng việc điều khiển được các quan hệ qua lại mà đối thủ không làm