hoạt động có tầm quan trọng khác nhau đối với lợi thế cạnh tranh
trong những ngành công nghiệp khác nhau. Trong ngành sản xuất
máy in, phát triển công nghệ, lắp ráp và dịch vụ sau bán hàng là
những yếu tố cần thiết để dẫn đến thành công. Ở ngành sản xuất
chất tẩy rửa, quảng cáo có tính quyết định trong khi sản xuất lại
không quá phức tạp và không có dịch vụ sau bán hàng.
Các doanh nghiệp giành được lợi thế cạnh tranh bằng cách
sáng tạo những cách thức thực hiện hoạt động mới, sử dụng những
quy trình sản xuất mới, công nghệ mới và các đầu vào khác biệt.
Hãng Makita (Nhật Bản) đã nổi lên như một đối thủ cạnh tranh
hàng đầu trong ngành công cụ điện vì đây nó là hãng đầu tiên
những vật liệu mới, rẻ hơn để sản xuất các bộ phận của công cụ và
là hãng đầu tiên sản xuất các sản phẩm chuẩn hóa trong một nhà
máy duy nhất và bán ra toàn cầu. Các hãng chocolate của Thụy Sĩ
nổi lên bằng cách đi tiên phong trong việc sử dụng những công
thức sản phẩm mới (trong đó có chocolate sữa) và sử dụng các quy
trình chế biến mới như conging (khuấy liên tục) giúp nâng cao
đáng kể chất lượng sản phẩm.
Một doanh nghiệp không chỉ là một phép tính tổng các hoạt
động của nó. Chuỗi giá trị của một doanh nghiệp là một hệ thống
hay mạng lưới các hoạt động phụ thuộc lẫn nhau, được nối với
nhau bằng những liên kết . Những liên kết này xuất hiện khi việc
thực hiện một hoạt động ảnh hưởng tới chi phí và tính hiệu quả của
các hoạt động khác. Các liên kết thường tạo ra những sự đánh đổi
trong việc tiến hành các hoạt động khác nhau, và vì thế cần phải tối
ưu hóa các hoạt động. Chẳng hạn, thiết kế sản phẩm càng tốn kém,
linh kiện của sản phẩm càng đắt tiền và kiểm tra sản phẩm càng
cẩn thận thì càng có thể giảm được chi phí dịch vụ sau bán hàng.