cần tìm ra hàng loạt cách thức để bổ sung thêm, nâng cao đặc trưng
khác biệt của họ, hoặc tối thiểu là phải nâng cao hiệu quả của
doanh nghiệp khi khác biệt hóa bằng những biện pháp cũ. Tuy
nhiên, sự cần thiết phải đổi mới liên tục lại thường đi ngược lại với
những chuẩn mực tổ chức của hầu hết các công ty. Nhiều doanh
nghiệp không muốn thay đổi. Đặc biệt là trong những doanh
nghiệp đã thành công có một lực cản rất lớn đi ngược lại với chiến
lược đổi mới. Những phương pháp tiếp cận cũ đã trở thành lối mòn
trong quy trình hoạt động và quản lý của doanh nghiệp. Trang thiết
bị đã được chuyên môn hóa theo mục tiêu nhất định. Nhân sự cũng
được đào tạo để hoàn thành những nhiệm vụ nhất định. Cách tuyển
người lại chỉ hấp dẫn những người lao động thấy tin tưởng vào
cách làm cũ và phù hợp cho việc thực hiện những công việc đó.
Chiến lược lúc này có thể được ví như một tôn giáo và việc thắc
mắc về các khía cạnh của nó cũng được coi gần như là dị giáo.
Những thông tin có thể gây khó khăn cho cách thức làm việc hiện
tại thường bị loại bỏ hoặc bỏ qua. Còn những cá nhân dám hành
động khác với những lối mòn cũ sẽ bị đuổi việc hoặc bị cô lập. Với
những công ty đã đạt đến thành công, nhu cầu về sự ổn định và an
toàn sẽ tăng cao.
Để gạt bỏ lực cản này, các doanh nghiệp cần có một áp lực
thật lớn. Hiếm khi áp lực này xuất phát từ chính bản thân doanh
nghiệp. Thường thì các công ty không tự đổi mới một cách thường
xuyên được, mà chính môi trường bên ngoài sẽ tác động và buộc
họ phải thay đổi. Công ty cần đối mặt với mọi tác động và tác nhân
bên ngoài, nhờ đó sẽ có động lực và hướng hoạt động phù hợp. Do
đó, cần tạo ra một lực đẩy để có thể thay đổi. Cách công ty tự định