LỢI THẾ CẠNH TRANH QUỐC GIA - Trang 55

phức tạp hơn, nơi mà năng suất thường rất cao. Đồng thời, một nền
kinh tế được nâng cấp là một nền kinh tế có khả năng cạnh tranh
thành công trong các ngành công nghiệp hoàn toàn mới và phức
tạp

[8]

. Việc làm đó sẽ giúp thu hút được nguồn nhân lực dôi dư

trong quá trình cải thiện năng suất của các ngành hiện có

[9]

. Tất cả

những điều này sẽ làm sáng tỏ vì sao nhân công giá rẻ và tỉ giá hối
đoái “có lợi” không phải là những định nghĩa có ý nghĩa về sức
cạnh tranh. Mục đích cuối cùng là khuyến khích mức lương cao và
kìm giữ được mức giá cao ở thị trường quốc tế.

Nếu như không có cạnh tranh quốc tế, mức năng suất có thể

đạt được của một nền kinh tế trong một quốc gia sẽ trở nên độc lập
hoàn toàn so với những gì đang diễn ra ở các quốc gia khác. Tuy
nhiên, thương mại quốc tế và đầu tư nước ngoài mang lại không
chỉ cơ hội để đẩy mạnh mức năng suất quốc gia mà còn cả áp lực
tăng dần hay thậm chí là duy trì nó. Thương mại quốc tế cho phép
một quốc gia tăng năng suất của mình bằng cách loại bỏ sự cần
thiết phải sản xuất tất cả hàng hóa và dịch vụ. Do đó, một quốc gia
có thể chuyên môn hóa trong các ngành và phân khúc công nghiệp
mà các doanh nghiệp của nước này tương đối có năng suất cao hơn
và nhập khẩu các loại hàng hóa và dịch vụ mà các doanh nghiệp
của nước đó kém năng suất hơn so với các đối thủ cạnh tranh nước
ngoài, từ đó nâng cao mức năng suất trung bình trong nền kinh tế.
Như vậy, nhập khẩu và xuất khẩu là cần thiết cho sự tăng trưởng
năng suất.

Việc các doanh nghiệp thành lập công ty con ở nước ngoài

cũng có thể làm tăng năng suất quốc gia, miễn là nó liên quan đến
việc chuyển các công việc kém cạnh tranh sang các quốc gia khác
hoặc thực hiện một số công việc ở nước ngoài (ví dụ như cung cấp

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.